Nhận diện quan điểm chống phá tư tưởng Hồ Chí Minh
Những năm vừa qua, các thế lực thù địch ra sức xuyên tạc, nhằm xóa bỏ nền tảng tư tưởng của Đảng, xóa bỏ nền tảng lý luận trong đời sống...
Những
năm vừa qua, các thế lực thù địch ra sức xuyên tạc, nhằm xóa bỏ nền tảng tư tưởng
của Đảng, xóa bỏ nền tảng lý luận trong đời sống tinh thần của xã hội Việt Nam.
Các luận điểm thường được những tổ chức phản động sử dụng để bôi nhọ Việt Nam
như xuyên tạc hình ảnh của lãnh tụ Hồ Chí Minh: Tuyên truyền sai sự thật về cuộc
đời và sự nghiệp; Sử dụng thông tin không chính xác hoặc tuyên truyền các tin đồn
để biến đổi hình ảnh về cuộc đời và sự nghiệp của Bác , thường là để tạo ra
hình ảnh tiêu cực hoặc gây tranh cãi. Phủ nhận những đóng góp to lớn đồng thời
thổi phồng những quan điểm sai lệch, khuyết điểm trong sự nghiệp lãnh đạo của
Người. Bên cạnh đó là những chỉ trích, kích động người dân bằng những khuyết điểm,
sai lầm của Đảng trong quá trình lãnh đạo Cách mạng Việt Nam. Đưa ra các thông
tin sai lệch về “Đảng Cộng sản Việt Nam”, “Tư tưởng Hồ Chí Minh”, cho rằng Việt
Nam là một đất nước “không có dân chủ, không có tự do hay nhân quyền cơ bản”.
Phản
động có thể bịa đặt rằng Việt Nam đang đối mặt với tình trạng nghèo đói, thất
nghiệp và bất ổn xã hội mặc dù thực tế là Việt Nam đã có nhiều thành tựu trong
phát triển kinh tế và cải thiện điều kiện sống. Chúng cũng có thể bịa đặt rằng
Việt Nam áp đặt hạn chế nghiêm ngặt đối với tự do ngôn luận và nhân quyền mặc
dù chính phủ Việt Nam đã thực hiện nhiều biện pháp để tăng cường tự do ngôn luận
và cải thiện nhân quyền. Sử dụng các thông tin sai lệch nhằm biến tướng các
chính sách và quyết định của chính phủ để tạo ra một hình ảnh tiêu cực về chính
trị và quản lý của Việt Nam. Không chỉ có vậy, bằng cách bịa đặt thông tin
thiên vị hoặc không chính xác, các nhóm phản động có thể tạo ra sự chia rẽ
trong xã hội Việt Nam và gây ra tranh cãi về các vấn đề nhạy cảm.
Thậm
chí, đài “VOA Tiếng Việt” - một trong những diễn đàn phản động lớn còn đưa ra
khẩu hiệu: “Tôn sùng Cộng sản là hậu quả của thiếu giáo dục”... Bất cứ khi nào
có sự việc gì xảy ra liên quan đến việc quản lý xã hội tại Việt Nam có chiều hướng
tiêu cực, các phần tử phản động cũng lợi dụng để phê phán, đả kích sự lãnh đạo
của chính phủ Việt Nam, làm lung lay lòng tin của nhân dân vào chính quyền.
Hiện
nay, trong thời đại công nghệ phát triển, những tổ chức phản động đã không từ bất
cứ thủ đoạn nào, chúng triệt để sử dụng internet, mạng xã hội để ra sức tuyên
truyền chống phá Việt Nam. Theo thống kê, hiện có hơn 400 trang web, blog,
trang thông tin, hàng chục tạp chí, báo, nhà xuất bản, hơn 60 đài phát thanh có
chương trình tiếng Việt như: VPR, VOA, RFA… lập ra các diễn đàn để tuyên truyền,
xuyên tạc. Các đối tượng phản động, thù địch thường dùng các thủ đoạn: Sử dụng
tài khoản mạng xã hội có tương tác lớn hoặc tổ chức các chiến dịch truyền thông
phát tán thông tin. Đăng tải tài liệu, thông tin, bình luận hướng dư luận nhìn
nhận theo quan điểm sai lệch; dẫn nguồn thông tin từ báo chí chính thống, pha
trộn thông tin thật - giả, xuyên tạc tình hình chính trị trong nước. Tiến hành
xây dựng nhiều kênh thông tin trên các nền tảng xuyên biên giới có sự liên kết
với nhau; đặc biệt phát triển các kênh truyền thông bằng tiếng dân tộc thiểu số
(Mông, Khơ me…) hướng tới đối tượng tuyên truyền là đồng bào dân tộc thiểu số.
Lợi dụng lợi ích cá nhân của một bộ phận người dân trong giải quyết vấn đề đất
đai, các vụ án kinh tế… để kích động lôi kéo người dân tham gia vào các hoạt động
gây rối, mất an ninh chính trị trên mạng xã hội, từ đó lan truyền, hiện thực
hóa trên thực địa... Sử dụng “khoảng trống thông tin” để tấn công vào sự hiếu kỳ
của công chúng; trước khi có kết luận của cơ quan có thẩm quyền, phát tán ồ ạt
những tin bài xuyên tạc, bóp méo sự thật. thâm nhập vào các diễn đàn, mạng xã hội
dành cho giới trẻ để phát hiện, lôi kéo đầu mối; sử dụng các hình thức liên lạc
qua mạng để móc nối, huấn luyện và chỉ đạo cơ sở phản động thực địa. Sử dụng
truyền thông mạng xã hội để lừa gạt, lôi kéo nhân dân, hình thành và công khai
hóa tổ chức núp dưới danh nghĩa các tổ chức xã hội dân sự hay tổ chức phản biện
xã hội...Tất cả những thủ đoạn, luận điệu chống phá của chúng đều không có cơ sở
khoa học, cố tình cắt xén, quy chụp, tất cả đều là mưu toan chính trị nhằm xóa
bỏ nền tảng tư tưởng của Đảng để tiến đến xóa bỏ chủ nghĩa xã hội và con đường
đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Vì vậy, việc nhận diện các quan điểm sai
trái, thù địch công kích chính quyền Việt Nam là điều vô cùng quan trọng nhất
là khi công nghệ phát triển sẽ khiến cho các thông tin sai lệch có thể lan tỏa
với tốc độ chóng mặt.
Trước
những quan điểm và thủ đoạn tinh vi mà các thế lực thù địch đã và đang sử dụng
để xuyên tạc nhằm xoá bỏ chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở
nước ta thì mỗi người dân cần tỉnh táo, bản lĩnh trước những nguồn thông tin tiếp
nhận được Cần phải kiểm tra nguồn gốc, đối chiếu với các nguồn thông tin khác bất
cứ khi nào tiếp nhận một thông tin tiêu cực, trở thành người tiếp nhận thông
tin một cách thông minh, có chọn lọc để những nguồn thông tin xấu độc không có
cơ hội phát tán sâu rộng làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước Việt Nam.