Nhận diện và phòng ngừa đấu tranh với âm mưu, hoạt động lợi dụng “xã hội dân sự” để xâm phạm an ninh quốc gia Việt Nam
Những năm gần đây, cụm từ “xã hội dân sự” xuất hiện nhiều trên các phương tiện truyền thông, báo chí. Xét về bản chất, “xã hội dân sự” (Ci...
Những năm gần đây,
cụm từ “xã hội dân sự” xuất hiện nhiều trên các phương tiện truyền thông, báo
chí. Xét về bản chất, “xã hội dân sự” (Civil Society) là xã hội tự lập phi nhà
nước, được hình thành, hoạt động trong không gian công cộng và tư nhân, nằm
ngoài vùng ảnh hưởng trực tiếp của yếu tố nhà nước. Xã hội dân sự đúng nghĩa là một bước tiến quan trọng của xã
hội loài người trong tiến trình hướng tới một xã hội phi nhà nước. Tuy nhiên, các
thế lực thù địch đã mượn danh “xã hội dân sự” nhằm làm phức tạp tình hình chính
trị - xã hội, hướng đến mục tiêu thay đổi thể chế chính trị ở Việt Nam như đã
từng xảy ra ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu trước đây. Vì vậy,
cần đề cao cảnh giác, nhận diện đúng và vạch trần thủ đoạn chống phá nguy hiểm
này.
Nhận diện về “xã hội dân sự” và tổ chức “xã hội dân sự”
Không thể phủ nhận “xã hội dân sự”
là một bước tiến của loài người trong tổ chức cộng đồng, bên cạnh sự tiến
bộ của các thiết chế nhà nước ngày càng hợp lý (nhà nước chuyển từ cai trị sang
phục vụ, nhà nước của dân, do dân, vì dân,…) thì xã hội cũng hình thành một
loạt các thiết chế xã hội đa dạng, phong phú. Theo đó, chặng đường tiến bộ đáng
kể của nhân loại biểu hiện ở vai trò tự quản trong cộng đồng ngày càng mạnh
lên. Vai trò tự quản ấy chính là nằm ở các tổ chức xã hội với các thiết chế
riêng bên cạnh thiết chế nhà nước, đó là các bộ phận hợp thành của “xã hội dân
sự”. Hiện nay, xu hướng mang tính phổ biến trong quá trình phát triển của nhiều
quốc gia là mối quan hệ hữu cơ giữa kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền và “xã
hội dân sự”. Theo đó, “xã hội dân sự” được cộng đồng quốc tế rất
quan tâm, coi đó là một nhân tố của xã hội hiện đại, một tiêu chí đánh giá
trình độ phát triển của chế độ xã hội ở một quốc gia. Nhiều văn kiện của các tổ
chức quốc tế và khu vực đã có các quy định về quyền con người, về “xã hội dân
sự”, tổ chức “xã hội dân sự”. Nhiều tổ chức “xã hội dân sự” đóng vai trò
quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; bảo đảm
thực thi dân chủ, nhân quyền; góp phần tích cực vào thúc đẩy dân chủ hóa và xây
dựng nhà nước pháp quyền…
Tại Việt Nam,
nhiều tổ chức chính trị, đoàn thể quần chúng, nhiều hội, tổ chức phi chính phủ
đã và đang được thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân,
hoạt động công khai, hợp pháp, mang lại những lợi ích đáng kể cho xã hội và
cộng đồng. Tuy nhiên, vẫn còn các hội, tổ chức quần chúng tự phát thành lập,
không có tư cách pháp nhân, mang tính hình thức, chạy theo lợi nhuận kinh tế
đơn thuần, hoạt động tùy tiện, kém hiệu quả, không phát huy được vai trò đại
diện cho lợi ích của hội viên; cá biệt còn một số tổ chức có nhiều hoạt động vi
phạm pháp luật, gây phương hại đến an ninh quốc gia, buộc các cơ quan chức năng
phải chấn chỉnh, xử lý. Lợi dụng điều này, các thế lực thù địch đã xuyên tạc,
vu cáo Nhà nước ta vi phạm dân chủ, nhân quyền với mưu đồ tác động, thiết lập
chế độ “đa nguyên”, “đa đảng”, chuẩn bị điều kiện và tiền đề cho sự thay đổi
thể chế chính trị ở Việt Nam.
Một số âm mưu, hoạt
động lợi dụng “xã
hội dân sự” của các thế lực thù địch để
chống phá Đảng, Nhà nước
Mục tiêu của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề “xã hội dân sự” là tìm cách thúc đẩy sự xuất hiện các lực
lượng, tổ chức chính trị đối lập, làm suy yếu sự quản lý của Nhà nước xã hội
chủ nghĩa, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Các thế lực thù
địch cho rằng, hình thành ““xã hội dân sự
độc lập về chính trị” là một “lối thoát” cho sự ra đời công khai, hợp pháp của
các tổ chức, lực lượng chính trị đối lập với Đảng Cộng sản Việt Nam, buộc Việt
Nam phải chấp nhận đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập. Chúng ra sức cổ vũ
cho hình thành ở Việt Nam một mô hình “xã hội
dân sự độc lập về chính trị” kiểu phương Tây, nằm ngoài sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam, thoát ly khỏi sự quản lý của Nhà nước.
Hòng thực hiện âm mưu đó, các thế lực thù địch đã và
đang triệt để lợi dụng tính chất chính trị, xã hội phức tạp của “xã hội dân sự” để tác động vào hệ thống chính trị và các tầng
lớp nhân dân bằng nhiều phương thức khác nhau, từ tuyên truyền lừa bịp, thổi
phồng, cường điệu hóa vai trò của “xã hội dân
sự”, cung cấp tài chính, phương tiện hoạt động đến gây sức ép với Đảng,
Nhà nước ta trong quan hệ đối ngoại. Các đối tượng chống đối nhân danh chiêu
bài “xã hội dân sự”, “dân chủ”, “nhân
quyền”... để tập hợp lực lượng, lập hội, nhóm với tên gọi, khẩu hiệu, tôn chỉ,
mục đích dễ gây “ấn tượng” với thị hiếu của từng nhóm xã hội nhất định, như
“Diễn đàn xã hội dân sự”, “Hội tù nhân lương tâm”, “Hội phụ nữ nhân quyền”,
“Hội bầu bí tương thân”, “Hội nhà báo độc lập”, “Hội anh em dân chủ”...
Thủ đoạn mà các đối tượng chống đối sử dụng phổ biến
hiện nay là thông qua các trang web, diễn đàn trực tuyến, nhất là mạng xã hội
để công khai tổ chức, tuyên truyền, lừa bịp, lôi kéo quần chúng tham gia; sử
dụng các phần mềm bảo mật để liên lạc, tổ chức huấn luyện, đào tạo trực tuyến
cho thành viên; công khai viết “đơn kiến nghị” đòi thành lập đảng chính trị đối
lập, tự do thành lập hội mà không tuân theo quy định pháp luật, đòi khởi
kiện, vu cáo, xuyên tạc Nhà nước ta vi phạm các điều ước quốc tế về quyền dân sự...
Ngoài ra, các đối tượng này còn tìm cách chia rẽ nội bộ, phá hoại khối đại
đoàn kết toàn dân, lợi dụng các khuyết điểm trong quản lý đất đai, môi
trường... để kích động khiếu kiện, tụ tập đông người, biểu tình,
xuyên tạc tình hình, hạ uy tín cán bộ; thông qua các hoạt động này
để tập hợp lực lượng, gây thanh thế, từng bước nhen nhóm và thành lập tổ
chức chính trị đối lập... Tại các địa bàn chiến lược, các đối tượng chống đối
đẩy mạnh xuyên tạc chính sách dân tộc, tôn giáo; kích động tư tưởng ly khai,
chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, khơi gợi, khoét sâu mâu thuẫn dân tộc, tuyên
truyền phát triển các tổ chức tôn giáo phi pháp, tụ tập “xưng vua”...
Bên cạnh đó, dưới danh nghĩa đại
diện các tổ chức “xã hội
dân sự”, một số đối
tượng chống đối đã tham gia các buổi điều trần ở nước ngoài, vu cáo Việt Nam vi
phạm “dân chủ”, “nhân quyền”, đề nghị can thiệp trả tự do cho các đối tượng
chống đối trong nước bị bắt do vi phạm pháp luật... Đặc biệt, các thế lực thù
địch, cơ hội chính trị triệt để lợi dụng tình trạng suy thoái về tư tưởng chính
trị, đạo đức, lối sống đang diễn ra trong một bộ phận đảng viên, tình trạng yếu
kém, sai phạm của một số cán bộ để thổi phồng, cường điệu hóa khuyết
điểm, “hạ bệ” uy tín chính trị của Đảng, lôi kéo người dân tham gia các tổ
chức mang danh nghĩa “xã
hội dân sự” để
tiến hành các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước. Thực tế những năm qua cho
thấy, một số tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN) rất quan tâm đến các tổ
chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã
hội ở nước ta và tìm cách xâm nhập, tác động, hướng lái hoạt động, chuyển
hóa dần các tổ chức này khi chưa đủ điều kiện, thời cơ thành lập tổ chức đối
lập. Thông qua các hoạt động, như triển khai dự án, tài trợ tài chính, tổ
chức hội thảo với các phi chính phủ Việt Nam (PCPVN), một số tổ chức nước ngoài
đã đi sâu xâm nhập, tìm hiểu nội bộ, xu hướng quan điểm của các PCPVN Nam,
kích động các tổ chức này thoát ly vai trò lãnh đạo của Ðảng và sự quản lý
của Nhà nước, cổ vũ quyền “tự do lập hội” theo tiêu chí phương Tây. Ngoài ra,
một số tổ chức nước ngoài còn hỗ trợ tài chính cho một số PCPVN để xuất bản,
phát hành tài liệu nghiên cứu, văn bản luật nước ngoài nhằm tuyên truyền quan
điểm, pháp luật phương Tây đến với công chúng Việt Nam một cách công khai. Ðáng
chú ý là, một số đối tượng cơ hội chính trị có quan điểm cực đoan đã lợi dụng
một số tổ chức quần chúng hợp pháp để tổ chức các hội thảo, tọa đàm, diễn đàn
có nội dung đòi “trưng cầu ý dân” về Ðiều 4 của Hiến pháp cũng như sửa đổi
toàn bộ Hiến pháp, thúc đẩy hình thành “xã hội dân sự” và thực hiện các quyền tự do dân chủ, tự do ngôn luận,
báo chí, lập hội theo tiêu chí phương Tây, tư hữu hóa đất đai... Ðây là phương
thức chống đối công khai rất nguy hiểm, nếu thiếu cảnh giác có thể tạo môi
trường để các thế lực thù địch lợi dụng các tổ chức “xã hội dân sự” đưa ra những kiến nghị thay đổi
thể chế, chuyển đổi hệ thống luật pháp XHCN bằng luật pháp tư sản.
Kiên quyết đấu tranh với hoạt động thúc đẩy “xã hội
dân sự” của các thế lực thù địch
Đấu tranh ngăn chặn, vô hiệu hóa âm mưu trên, triệt
tiêu mầm mống của các hoạt động gây rối, bạo loạn lật đổ là nhiệm vụ vừa cấp
bách, vừa lâu dài. Do đó, hệ thống chính trị và toàn xã hội cần thống nhất và
nâng cao nhận thức, nhận diện đúng về “xã hội dân sự”; phân biệt và đánh giá
đúng vai trò, vị trí, tầm quan trọng của các tổ chức xã hội dân sự đích thực;
không nhầm lẫn, đánh đồng với các tổ chức “xã hội dân sự” trá hình. Làm tốt
công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao tinh thần cảnh giác cho cán bộ, đảng
viên và nhân dân; vạch trần âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch trong
việc cổ súy, lợi dụng, núp bóng tổ chức “xã hội dân sự” vào mục đích thay đổi
thể chế chính trị ở Việt Nam. Xây dựng và phát huy mạnh mẽ “thế trận lòng dân”
trong nền quốc phòng toàn dân và nền an ninh nhân dân; xây dựng và củng cố vững
chắc thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân; kiên quyết đấu
tranh chống âm mưu chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, thúc đẩy
“tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của các thế lực thù địch, phản động, chống đối,
cơ hội chính trị.
Cùng với đó, các cơ quan chức năng cần làm tốt công
tác nắm tình hình, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp tập trung lãnh đạo,
định hướng các tổ chức xã hội dân sự đích thực tuân thủ và chấp hành nghiêm
đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Các tổ chức
xã hội dân sự phát huy tốt vai trò cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và Nhân dân,
tích cực tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị, giữ vững ổn
định chính trị - xã hội; thường xuyên đề cao cảnh giác trước âm mưu, hoạt động
chống phá của các thế lực thù địch, không để bị tác động, lôi kéo, kiên quyết
bảo vệ Đảng, không chấp nhận đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, đóng góp
tích cực vào những thành tựu chung của đất nước trong sự nghiệp đổi mới và hội
nhập quốc tế.
L.Đ