GÓC NHÌN ĐA CHIỀU TRONG XỬ LÝ NHỮNG HÀNH VI VI PHẠM VỀ TTATGT VÀ CHỐNG NGƯỜI THI HÀNH CÔNG VỤ
Thời gian qua, tình trạng học sinh dưới 18 tuổi được các bậc phụ huynh giao sử dụng các loại xe gắn máy biển (AA), xe máy điện... để phục ...
Thời gian qua, tình trạng
học sinh dưới 18 tuổi được các bậc phụ huynh giao sử dụng các loại xe gắn máy
biển (AA), xe máy điện... để phục vụ cho việc đi lại học tập. Tuy nhiên, một số
cháu đang ở độ tuổi mới lớn, suy nghĩ còn bồng bột, bốc đồng, tâm lý thường muốn
thể hiện, khẳng định bản thân trước các bạn cùng trang lứa, để thỏa mãn nhu cầu
cá nhân, nên đã thay đổi một số kết cấu xe máy, xe điện như: Độ Pô, thay đổi bộ
hơi nhằm thay đổi tốc độ và cảm giác lái xe AA; điều khiến phương tiện chở 3
người ( kẹp 3), không đội mũ bảo hiểm, lạng lách đánh võng, thậm chí có trường
hợp còn sử dụng rượu, bia..., khiêu khích các lực lượng chức năng đang làm nhiệm
vụ rồi bỏ chạy. Hậu quả, không làm chủ được tốc độ, kỹ năng khi tham gia giao
thông và xử lý những tình huống bất ngờ còn non, nên tự ngã hoặc đâm, va vào
người khác gây ra những vụ tai nạn nghiêm trọng, thậm chí gây chết người. Trong
6 tháng đầu năm trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã xảy ra 06 vụ TNGT liên quan đến học
sinh và người dưới 18 tuổi; trong đó có 04 người tử vong, 09 người bị thương nặng.
Bên cạnh đó, tình trạng
người vi phạm luật giao thông đường bộ có hành vi chống lại lực lượng chức năng
thường gặp hiện nay: Không xuất trình giấy tờ; chửi bới, lăng mạ, dọa dẫm,
thách thức, lu loa gây sự chú ý của khách qua đường và người dân xung quanh;
lôi kéo, giằng co, xô đẩy lực lượng làm nhiệm vụ; sử dụng hung khí hoặc dùng
tay chân đánh CSGT, Cảnh sát cơ động..., cụ thể như: Ngày 7/5/2023, Công an tỉnh
Kon Tum xử lý nhóm thanh niên chạy xe lạng lách, đánh võng tại địa bàn xã Đăk
Bla, TP.Kon Tum, khi có yêu cầu dừng các phương tiện, các đối tượng không chấp
hành hiệu lệnh mà bỏ chạy, dùng súng bắn vào người Hạ sĩ Bloong Điệp, phòng Cảnh
sát cơ động phải đưa đi cấp cứu; ngày 16/1/2021, Công an tỉnh Thanh Hóa xử lý một
nhóm đối tượng khoảng 10 xe mô tô, không đội mũ bảo hiểm, lạng lách, đánh võng
chạy với tốc độ cao, khi gặp tổ tuần tra Phòng Cảnh sát Cơ động đã cố tình trêu
chọc, có hành vi lăng mạ tổ công tác, sau đó ném gạch, đá về phía lực lượng. Gần
đây nhất, vào khoảng 21 giờ 15 phút đêm ngày 15/5/2023, tại thành phố Bắc Kạn,
tỉnh Bắc Kạn đã xảy ra vụ việc một đối tượng khi bị kiểm tra và vi phạm nồng độ
cồn đã dùng dao đâm trọng thương một chiến sĩ cảnh sát giao thông Công an tỉnh
Bắc Kạn. Trước đó, vào thời điểm dịch Covid-19 bùng phát trên cả nước, trong khi
lực lượng Cảnh sát cơ động và các lực lượng khác đang căng mình ngày đêm làm nhiệm
vụ tại các chốt kiểm soát dịch, cơ sở cách ly y tế tuyên truyền các biện pháp phòng
chống dịch thì một bộ phận người dân thiếu ý thức có hành vi chống đối, nhổ nước
bọt vào lực lượng chức năng... đã có những tác động xấu đến việc triển khai công
tác phòng chống dịch bệnh.
Trước thực trạng trên, đại
bộ phận người dân đều nhận thức rõ tình trạng này không chỉ nguy cơ ảnh hưởng đến
trật tự an toàn xã hội và tính nghiêm minh của pháp luật mà còn gây bức xúc, phẫn
nộ trong dư luận, vì vậy cần kiên quyết ngăn chặn và xử lý nghiêm. Xong trên
các trang Web, fanpage, facebook... một số người không hiểu biết đã bị các đối
tượng xấu cố tình tung tin thất thiệt, đánh lạc hướng dư luận bằng những bình
luận phản cảm, quy kết cho lực lượng chức năng, một số đối tượng đã có những lời
nói xuyên tạc sự thật nhằm lôi kéo mạng xã hội và người dân theo hướng tiêu cực,
hoặc đào bới những sai phạm, tiêu cực của một bộ phận CBCS khi làm nhiệm vụ đã
bị xử lý.... Từ đó nói xấu, cổ súy, gây kích động làm cho người dân có cái nhìn
sai lệch, chưa đánh giá thực tế sự nỗ lực, cố gắng vất vả, thậm chí phải đánh đổi
cả sức khỏe và tính mạng của CBCS Công an nói chung, lực lượng Cảnh sát cơ động
nói riêng trong khi thực thi công vụ. Thời gian gần đây, nhiều phụ huynh có con
gây tai nạn giao thông, hoặc xảy ra tai nạn do không trực tiếp chứng kiến hành động
xốc nổi của con, cùng với việc bị kích động từ những phần tử xấu trên mạng xã hội,
đã đổ lỗi cho lực lượng chức năng gián tiếp gây sức ép hoặc truy đuổi dẫn đến các
vụ tai nạn... Vì vậy, chúng ta“ Hãy là một công dân thông thái” khi tiếp cận
các thông tin về bất kỳ nội dung gì, đặc biệt về hành vi vi phạm TTATGT và xử
lý hành vi vi phạm trên lĩnh vực này cần có sự sàng lọc, nhìn nhận đánh giá đa
chiều và hình thành “miễn dịch tâm lý” đối với tin đồn bằng một nền tảng tri thức
đủ sức đề kháng với mọi loại tin đồn độc hại, thất thiệt, sai sự thật, nhằm
phát huy những mặt tích cực, ngăn ngừa những tác động tiêu cực, góp phần ổn định
chính trị - xã hội của đất nước và xây dựng môi trường sống an toàn./.
Đ.A