“HỘI NHÓM ẢO” NHƯNG HỆ LỤY “THẬT”
Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, việc kết nối và truy cập thông tin trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Tuy nhi...
Hiện nay, với sự phát
triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, việc kết nối và truy cập thông tin trở
nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, mạng xã hội đang phổ biến và phát triển,
kéo theo đó là những biến tướng chiêu trò nhằm câu tương tác. Chưa dừng lại ở
đó, không ít hội nhóm còn xúi giục những điều nhảm nhí và “làm liều”… Đáng nói, những hội, nhóm này thu
hút đông đảo sự chú ý của các bạn trẻ. Mặc dù chỉ là những nhóm ảo nhưng có thể
để lại rất nhiều hệ luỵ đến tâm lí và tính mạng của những người tham gia và những ảnh
hưởng không tốt cho xã hội.
Chỉ cần vào mục tìm kiếm trên Facebook và đánh từ khóa
"tự tử", ngay lập tức sẽ hiện ra hàng loạt hội nhóm với tên gọi như: "Cộng đồng những người bị trầm cảm,
rối loạn lo âu, muốn tự tử", "Hội
những người muốn tự tử", "Những
người muốn chết”... Các hội nhóm kín có số lượng thành viên từ vài
ngàn người đến cả vài chục ngàn người tham gia, bàn luận sôi nổi về các chủ đề
liên quan đến trầm cảm, rối loạn lo âu, chán sống,…Hầu hết các tài khoản tham
gia những nhóm kín này đều ẩn danh, biến đây thành nơi giao lưu, chia sẻ những
thông tin tiêu cực, chán chường.Thậm chí, nhiều tài khoản còn thường xuyên đăng
tải những bài viết chán sống, tìm cách tự tử và sẵn sàng lôi kéo những người
khác tham gia. Có người vì áp lực công việc, người vì áp lực học hành, gia đình
hay chuyện tình cảm... không thể giải quyết từ đó hình thành nên suy nghĩ muốn
tự tử để chấm dứt mọi thứ.
Không chỉ xuất hiện các nhóm ảo tiêu cực như "Cộng đồng
những người bị trầm cảm, rối loạn lo au, muốn tự tử", "Hội những người
muốn tự tử", "Những người muốn chết”, gần đây, Nhóm “Hội những người vỡ nợ muốn làm liều”, “Hội Tài Xỉu” với hàng ngàn thành viên,
chủ yếu là các thành phần ăn chơi lêu lổng, không có công việc cụ thể, nợ nần
do cờ bạc, cá độ. Nhóm này thường xuyên đăng những bài viết với nội dung trốn nợ,
tụ tập đánh nhau, hay rủ nhau đi trộm, cướp. Trò đỏ - đen luôn diễn ra như một quy luật
có thắng, có thua, song những “con bạc” luôn mong muốn số tiền kiếm được gấp mười,
thậm chí là gấp trăm số vốn ban đầu. Do đó, càng thua đậm, những “con bạc” càng
tìm mọi cách để gỡ lại số tiền đã mất. Và các quỹ “tín dụng đen” là nơi cung cấp
số tiền để các “con bạc” có thể gỡ lại số tiền mất. Dưới
mỗi nội dung về nợ nần, những thành viên trong nhóm thường hướng người đăng
theo chiều hướng xấu như đánh bạc để gỡ gạc, hay thậm chí cực đoan đến mức là rủ
nhau tự tử để trốn nợ.
Hiện nay, trên mạng
xã hội xuất hiện tràn lan các hội nhóm hướng dẫn bùng tiền vay qua ứng dụng.
Mỗi nhóm đều có vài nghìn cho đến vài chục nghìn thành viên. Đặc điểm chung của
các đối tượng trong nhóm này là chực chờ đi vay để tiêu xài và sau đó là bùng
nợ. Cách để bùng tiền được chia sẻ nhiều nhất là dùng sim rác, tại danh bạ ảo
để vay tiền… và hệ lụy từ đó là nhiều người bị đòi nợ oan dù không hề vay tiền.
Từ những bình luận mang tính tiêu cực, những lời khuyên, rủ
rê nhau qua nhóm này, một số thành viên đã móc nối với nhau để thực hiện những
hành vi phạm pháp ngoài đời thật. Điều này đặc biệt nguy hiểm với tình hình an
ninh trật tự xã hội nếu tiếp tục để những nhóm như thế này tiếp tục tồn tại. Việc
triệt phá nhiều vụ án liên quan đến các nhóm “tội phạm” quen nhau thông qua các
hội nhóm ảo đã trở thành một vấn đề đáng lo ngại. Các hội nhóm này đã trở thành
nơi quy tụ của các thành phần xấu, có chung mục đích thực hiện các hành vi vi
phạm pháp luật. Tất cả có điểm chung đó là cùng nhau tập hợp, cùng nhau tham
gia và để rồi cái kết là cùng nhau “đi vào tù”.
Sự xuất hiện của
những hội nhóm này đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của không ít các thành
viên tham giam, đặc biệt là giới trẻ. Những bình luận tiêu cực xuất hiện dày
đặc. Làm cho họ dần mất đi định hướng và dễ bị lôi kéo vào các hành vi phạm
tội. Ngoài ra, việc coi thường pháp luật và lệch lạc trong tư tưởng của một số
thành phần tiêu cực cũng gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho cộng đồng.
Vì vậy, việc lập ra
các “hội nhóm ảo” như vậy không chỉ gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho cá
nhân mà còn gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh và trật tự xã hội. Để ngăn
chặn tình trạng này, các cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm soát, giám sát
mạng xã hội và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Ngoài ra, cũng cần tăng
cường công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật để nâng cao nhận thức của cộng
đồng về tầm quan trọng của việc tuân thủ pháp luật. Cùng nhau chung tay đẩy lùi
những “hội nhóm” này là điều mà mỗi chúng ta nên làm, để tránh những hệ lụy
đáng tiếc xảy ra.