ÂM MƯU LỢI DỤNG KHIẾU NẠI, TỐ CÁO CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH, PHẢN ĐỘNG XÂM PHẠM AN NINH QUỐC GIA
Khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân, là công cụ pháp lý để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình k...
Khiếu nại, tố cáo là một
trong những quyền cơ bản của công dân, là công cụ pháp lý để công dân bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm hại. Tuy vậy, không ít vụ việc
khiếu nại, tố cáo đông người xảy ra vừa qua có sự tiếp tay của các thế lực thù
địch và một số đối tượng phản động lưu vong nhằm thực hiện âm mưu “diễn biến
hòa bình”.
Những vụ việc khiếu nại, tố
cáo kéo dài chính là cơ hội để các thế lực thù địch, phản động trong và ngoài
nước lợi dụng thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”. Âm mưu, thủ đoạn của các
thế lực thù địch chống phá cách mạng nước ta rất thâm độc, xảo quyệt, trên mọi
lĩnh vực,trong đó những vụ việc khiếu kiện, tố cáo là “mảnh đất màu mỡ” để các
thế lực thù địch, phản động khai thác để chống phá. Chúng triệt để lợi dụng những
bức xúc để lôi kéo, kích động người dân khiếu kiện có các hoạt động gây phức tạp
tình hình an ninh, trật tự với âm mưu thực hiện những hoạt động gây rối trong
những thời điểm diễn ra các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước hoặc lợi
dụng bối cảnh, tình hình thế giới, khu vực, trong nước phức tạp, những vấn đề
nhạy cảm về chính trị, kinh tế, tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, những vi phạm
liên quan đến tôn giáo, môi trường,... để kích động đưa kiến nghị, biểu tình
“đòi” bảo vệ chủ quyền, môi trường, “đòi” tự do tôn giáo v.v... gây mất an
ninh, trật tự.
Trên thực tế, quan điểm của
Đảng và Nhà nước ta đã rất rõ ràng, nhất quán, đó là mọi người có quyền khiếu nại,
tố cáo và các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tôn trọng và nỗ lực giải quyết
các yêu cầu chính đáng của người khiếu nại, tố cáo, phù hợp với các quy định của
pháp luật.Tuy nhiên, mặt trái của nó là tình trạng đơn thư tố cáo nặc danh, mượn
danh, tố cáo sai sự thật; động cơ nhằm triệt hạ người khác, gây mất đoàn kết nội
bộ… đã gây ra những hậu quả xấu. Điều này không chỉ là nguyên nhân gây rối loạn
trật tự, an toàn xã hội, gây thêm khó khăn cho công tác giải quyết khiếu nại, tố
cáo mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người dân.Vì vậy, quyền khiếu
nại, tố cáo của người dân phải nằm trong khuôn khổ của pháp luật. Mỗi người dân
phải phân biệt rõ danh giới giữa quyền khiếu nại, tố cáo với những hành vi sai
trái. Bảo vệ quyền lợi của mình nhưng phải đúng quy định của pháp luật và với
tinh thần thượng tôn pháp luật. Đối với các trường hợp lợi dụng quyền khiếu nại,
tố cáo để kích động, gây rối trật tự công cộng, xúc phạm uy tín, danh dự cơ
quan, chức, cá nhân, chống phá Đảng, Nhà nước sẽ bị xử lý nghiêm minh theo quy định
của pháp luật.
Luật Tố cáo (2018) đã quy
định rõ quyền và nghĩa vụ của người tố cáo, trong đó người tố cáo có nghĩa vụ
trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan
đến nội dung tố cáo mà mình có được và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội
dung tố cáo; hợp tác với người giải quyết tố cáo khi có yêu cầu... Luật cũng
nghiêm cấm nhiều hành vi đối với người tố cáo, như: Cố ý tố cáo sai sự thật; cưỡng
ép, lôi kéo, kích động, dụ dỗ, mua chuộc người khác tố cáo sai sự thật; sử dụng
họ tên của người khác để tố cáo; mua chuộc, hối lộ, đe dọa, trả thù, xúc phạm
người giải quyết tố cáo; lợi dụng quyền tố cáo để tuyên truyền chống Nhà nước,
xâm phạm lợi ích của Nhà nước; gây rối an ninh, trật tự công cộng; xuyên tạc,
vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác; đưa tin sai sự thật
về việc tố cáo và giải quyết tố cáo...
Mỗi công dân cần thực hiện quyền khiếu nại và
quyền tố cáo trung thực, khách quan và thận trọng về những hành vi trái pháp
pháp luật. Cùng với đó, cần nêu cao tinh thần cảnh giác, chủ động nhận diện,
phòng ngừa, đấu tranh với những đối tượng lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để
phá hoại đất nước và vi phạm pháp luật, góp phần xây dựng đất nước ta thật sự
nghiêm minh, kỷ cương, trật tự, an toàn.