Diễn biến hòa bình tại Việt Nam và sự tác động đối với học sinh, sinh viên.
“Diễn biến hòa bình” là chiến lược của các nước đế quốc phương Tây chống phá các nước đối địch, nhất là Liên bang Xô Viết cũ và các nước X...
“Diễn biến hòa bình” là chiến lược của các nước đế quốc phương Tây chống phá các nước đối địch, nhất là Liên bang Xô Viết cũ và các nước Xã hội chủ nghĩa bằng cách tác động sâu vào nội bộ và tấn công vào hệ thống tư tưởng của các nước đó, kết quả là sự sụp đổ hàng loạt của hệ thống Xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu vào năm 1991.
Ở Việt Nam, âm mưu “diễn
biến hòa bình” đang diễn ra vô cùng phức tạp, các thế lực thù địch vẫn ráo riết
thực hiện các hoạt động như xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, thay thế
bằng hệ tư tưởng tư sản, âm mưu thực hiện “đa nguyên chính trị”, “đa đảng đối lập”
tại Việt Nam, gây mâu thuẫn nội bộ, phá vỡ sự đồng thuận xã hội và khi có thời
cơ thì lôi kéo, tiến hành bạo loạn chính trị, chuyển hoá văn hoá, đạo đức, lối
sống xã hội chủ nghĩa theo “giá trị Mỹ”, phương Tây, thực hiện âm mưu “phi
chính trị hoá” Quân đội Nhân dân và Công an Nhân dân nhằm vô hiệu hóa hai lực
lượng này. Đối tượng tác động của chúng là tất cả người dân Việt Nam, trong đó
học sinh, sinh viên là những người dễ bị tác động nhất.
Sự phát triển bùng nổ của mạng Internet và dịch vụ viễn thông đã tạo ra những sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, văn hóa - xã hội. Bên cạnh đó cũng đặt ra những thách thức vô cùng to lớn đến tư tưởng. Các quan điểm sai trái trên mạng thường được in ấn, nhân bản với số lượng lớn nên phát tán rất nhanh trong xã hội, do đó cũng tác động đến một bộ phận không nhỏ học sinh, sinh viên. Những thông tin sai trái, thù địch trên mạng phát tán rộng rãi, thường xuyên đã và đang gây phân tâm, lo lắng trong một bộ phận lớn cư dân mạng nói chung và học sinh, sinh viên nói riêng. Điều đáng ngại là, trong khi tất cả cán bộ, đảng viên, nhân dân ta vững vàng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào thắng lợi của công cuộc đổi mới đất nước, thì có một số người, do những hoàn cảnh, động cơ khác nhau, hoặc vô tình hoặc cố ý, đã “sập bẫy” cuộc chiến tranh tâm lý - thông tin. Đây đó đã xuất hiện sự dao động, hoài nghi, thậm chí có người quay lưng với sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta. Hiện tượng phai nhạt lý tưởng cách mạng; hoài nghi, phủ nhận quan điểm, đường lối của Đảng và thành quả cách mạng; tuyên bố “sám hối”, ly khai học thuyết Mác - Lênin và con đường đi lên CNXH do Đảng ta lãnh đạo, chạy theo những học thuyết, trào lưu, trường phái học thuật, văn nghệ tư sản vốn đã và đang bị chính học giả các nước tư bản đào thải, phê phán, sa vào chủ nghĩa giáo điều mới; đề cao cái tôi cá nhân và lối sống vị kỷ, ích kỷ. Các quan điểm sai trái, thù địch xuyên tạc về tư tưởng chính trị trên mạng internet lan truyền trong xã hội có ảnh hưởng trực tiếp tới sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, đặc biệt là trong một bộ phận thanh niên, sinh viên, văn nghệ sĩ, tri thức. Một số thanh niên, sinh viên phai nhạt lý tưởng, mắc căn bệnh "nhạt Đảng, khô Đoàn, chán chính trị". Một số sinh viên đề cao quan điểm “dân chủ tư sản”; sống thực dụng, ích kỷ, cá biệt có hiện tượng tha hoá về nhân cách; một số viết bài cho đài nước ngoài nói xấu chế độ ta để xin học bổng. Ngoài ra, còn hàng trăm thanh niên do nhận thức mơ hồ đã tham gia vào các cuộc bạo loạn chính trị ở Tây Nguyên năm 2001.
Do đó, để tăng cường và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tăng tính đồng thuận xã hội, huy động đông đảo lực lượng học sinh sinh viên góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng, thời gian tới cần thực hiện những giải pháp sau:
Thứ nhất, đưa vào nội dung giảng dạy những kiến thức cơ bản về lịch sử đất nước, về sự hình thành và phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam để giúp học sinh, sinh viên nhận thức rõ con đường đi lên CNXH và góp phần đấu tranh với các quan điểm sai trái.
Thứ hai, cần giải quyết dứt điểm, nhanh gọn, không để lan rộng những vấn đề phức tạp nảy sinh trong các nhà trường không để các thế lực thù địch, phản động lợi dụng vào tuyên truyền phá hoại tư tưởng, lôi kéo, tập hợp lực lượng đối lập trong học sinh, sinh viên.
Thứ ba, phối hợp giữa các cơ quan chức năng với lãnh đạo nhà trường ngăn chặn và đẩy lùi những biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống, tăng cường giáo dục đạo đức lối sống trong học sinh, sinh viên. Giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc, giáo dục giá trị văn hóa truyền thống trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nêu cao tinh thần trách nhiệm của thế hệ trẻ hiện nay - chủ nhân tương lai của đất nước trong tiếp bước xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo con đường XHCN. Và dĩ nhiên, con đường nhanh nhất đạt được mục đích đó là tuyên truyền, giáo dục, quán triệt những nội dung liên quan đến con đường đi lên CNXH và sự cảnh giác với âm mưu phủ nhận con đường đi lên CNXH ở nước ta.
Thứ tư, nâng cao hiệu quả
công tác quản lý nhà nước về giáo dục đối với học sinh, sinh viên, nâng cao chất
lượng, hiệu quả giảng dạy, học tập các môn học như: khoa học Mác- Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước.