Sự thật đẳng sau chiêu bài lợi dụng tự do ngôn luận, tự do báo chí
Vào dịp ngày tự do báo chí thế giới (03/5) hay kỷ niệm ngày báo chí cách mạng Việt Nam (21/6), trên nhiều trang mạng trong và ngoài nước...
Vào dịp ngày tự do báo
chí thế giới (03/5) hay kỷ niệm ngày báo chí cách mạng Việt Nam (21/6), trên
nhiều trang mạng trong và ngoài nước cũng như một số phương tiện truyền thông
quốc tế đã có những đánh giá sai lệch, xuyên tạc thực tế ngôn luận, tự do báo
chí ở Việt Nam.
Các thế lực thù địch,
cơ hội chính trị, bất mãn trong và ngoài nước lấy danh nghĩa “dân chủ, nhân quyền"
ra sức ngụy biện để đổi trắng thay den, nói không thành có, có thành không về
thực tế tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam để vu cáo Việt Nam vi phạm
dân chủ, nhân quyền nhằm hạ thấp vị thế, uy tín của nước ta trên trường quốc tế.
Để đạt được mục đích, họ
thành lập một số tổ chức nhân danh báo chí như: “Phóng viên không biên giới",
“Ân xá quốc tế", “Nhà hoạt động dân chủ Việt Nam" ... để đấu tranh
cho cái gọi là “tù nhân lương tâm", tù nhân chính trị, đưa ra bảng xếp hạng
sai lệch về tự do báo chí ở Việt Nam và một số quốc gia, vu khống Việt Nam bóp
nghẹt tự do ngôn luận, tự do báo chí. Gây sức ép đòi thả tự do cho các đối tượng
bị cơ quan chức năng bắt giữ do vi phạm pháp luật Việt Nam như: Trần Thị Tuyết
Diệu, Phạm Chí Dũng, Phạm Đoan Trang, Trương Châu Hữu Danh, Ngô Văn Dũng....
Sâu xa hơn là lợi dụng danh nghĩa đấu tranh "tự do báo chí" để tập hợp
lực lượng, hình thành các tổ chức chống đối lật đổ chính quyền.
Cần khẳng định Việt Nam
là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, chúng ta tuân thủ luật
pháp quốc tế, trong đó có Điều 19, Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền: Mọi người
đều có quyền tự do ngôn luận, và biểu đạt; bao gồm tự do giữ ý kiến mà không bị
can thiệp, cũng như tự do tìm kiếm, thu nhận và truyền bá thông tin và tư tưởng
bằng bất cứ phương tiện truyền thông nào mà không giới hạn về biên giới. Tuyên
ngôn còn nguyên giá trị, có ý nghĩa nhân văn cao cả, luôn được nhà nước Việt
Nam tuân thủ, kế thừa, phát triển phù hợp trong từng điều kiện hoàn cảnh.
Để quyền tự do ngôn luận,
tự do báo chí ngày càng được đảm bảo, thực thi trong thực tế đời sống, Quốc hội
Việt Nam đã ban hành Luật báo chí 103/2016/QH13.
Điều 13 của luật nêu:
“Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí,
quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của
mình; báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được nhà nước bảo
hộ, không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo
chí để xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và
công dân, báo chí không bị kiểm duyệt trước khi in, truyền dẫn và phát
sóng".
Từ khi nhà nước ta ra đời
đến nay, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí luộn được tôn trọng và ngày càng
được thực thi trong cuộc sống, tự do báo chí thể hiện sự nghiêm minh của pháp
luật, không thể để các tổ chức, cá nhân lợi dụng để thực hiện sự tự do vượt quá
luật định, với những mưu lợi bất chính, đi ngược lại giá trị của quyền tự do
ngôn luận, tự do báo chí.
Tính đến năm 2020 Việt
Nam có 41.000 nhân sự đang tham gia hoạt động báo chí, 779 cơ quan báo chí, 72
cơ quan được cấp phép hoạt động phát thanh, truyền hình... Việt Nam còn ghi nhận
là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng và sử dụng Internet cao nhất thế
giới, công nghệ thông tin và mạng xã hội đã và đang được sử dụng rộng rãi trong
đời sống, sinh hoạt ở Việt Nam. Số người dùng Facebook tại Việt Nam năm (2020)
có 69.000.000 người chiếm khoảng 70% dân số, chất lượng truy cập Internet Việt
Nam cơ bản đáp ứng tiêu chuẩn, điều này phản ánh nỗ lực của các doanh nghiệp
cung cấp dịch vụ Internet tại Việt Nam. Sóng của những hãng thông tấn báo chí lớn
như CNN, BBC, TV5, NHK, DW, KBS... đều được tiếp cận tại Việt Nam.
Những luận điệu xuyên tạc,
vu khống không xuất phát từ tiếng nói của dân, không đại diện cho dân, không do
dân và vì dân thì làm sao có thể gọi là khách quan, làm sao thể hiện tiếng nói
dân chủ như những gì các thế lực thù địch, cơ hội chính trị rêu rao. Hiển
nhiên, tự do ngôn luận, tự do báo chí đều có những giới hạn nhất định, không phải
là tự do quá trớn. Chúng ta rất hoan nghênh những ý kiến xây dựng, đóng góp thiết
thực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đồng thời lên án, phê phán những
ý kiến trái chiều với mưu đồ phá hoại công cuộc đổi mới, phát triển ở nước ta
trong thời gian qua.