VIỆT NAM - MỘT ĐẤT NƯỚC HẠNH PHÚC

            Ngày 20/3 hằng năm được gọi là ngày Quốc tế Hạnh phúc, với thông điệp: Cân bằng, hài hòa là một trong những chìa khóa để mang đế...

           Ngày 20/3 hằng năm được gọi là ngày Quốc tế Hạnh phúc, với thông điệp: Cân bằng, hài hòa là một trong những chìa khóa để mang đến hạnh phúc. Việt Nam đã la một đất nước hạnh phúc. Câu hỏi người Việt có cảm thấy hạnh phúc hay không? Câu trả lời chắc chắn là có. Việt Nam có nền hoà bình, độc lập, tự chủ, đặc biệt, trong cuộc chiến chống Covid-19 thời gian qua đã chứng minh điều đó. Cả thế giới đang gồng mình chống lại đại dịch Covid-19 thì ngay tại đất nước Việt Nam xinh đẹp, cuộc sống đang diễn ra hết sức bình thường.



Quan điểm hạnh phúc của mỗi người là khác nhau, hạnh phúc có thể mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta đều công nhận rằng, hạnh phúc nghĩa là làm việc để chấm dứt xung đột, nghèo đói và các điều kiện không may mắn khác mà rất nhiều người dân trên thế giới hiện đang phải sống trong điều kiện đó. Hạnh phúc không là điều phù phiếm, cũng không phải là điều xa xỉ. Hạnh phúc là khát khao sâu xa của mọi thành viên trong gia đình. Hạnh phúc không từ chối một ai và phải là của tất cả mọi người. Khát vọng này ẩn chứa trong cam kết của Hiến chương Liên Hợp Quốc để thúc đẩy hòa bình, công bằng, nhân quyền, tiến bộ xã hội và mức sống được cải thiện.

Tháng 6 năm 2012, Liên hợp quốc đã tuyên bố chọn ngày 20 tháng 3 là Ngày Quốc tế Hạnh phúc. Đến nay, đã có 193 quốc gia thành viên, trong đó có Việt Nam cùng cam kết ủng hộ, hành động, tích cực và nỗ lực nhiều hơn để xây dựng một thế giới đại đồng, nâng cao chất lượng cuộc sống, xây dựng xã hội công bằng, phát triển bền vững, đem lại hạnh phúc cho nhân loại. Bởi vì Việt Nam chúng ta đã và đang là một trong những quốc gia hạnh phúc. Liên Hợp Quốc quyết định kỷ niệm ngày này theo đề xuất của Vương quốc Bu - Tan, một quốc gia nhỏ bé ở khu vực Nam Á, nằm sâu trong lục địa phía Đông dãy Himalaya. Bắt đầu từ những năm 1970, nhà vua của vương quốc này đã đưa ra một cách thức mới đánh giá sự thịnh vượng của xã hội, đó là thông qua chỉ số hạnh phúc quốc gia, bên cạnh các chỉ số về kinh tế thường được dùng để đánh giá về sự giàu có vật chất. Chỉ số này được tính toán dựa trên các yếu tố về sức khỏe, tinh thần, giáo dục, môi trường, chất lượng quản lý và mức sống của người dân.

Việt Nam là  một trong những quốc gia hạnh phúc bởi người Việt hiểu được ý nghĩa hạnh phúc là gì. Vì vậy, người Việt luôn hưởng ứng ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3 một cách mạnh mẽ. Vậy ý nghĩa của ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3 là gì? Việc Liên Hiệp Quốc chọn ngày 20/3 là Ngày Quốc tế hạnh phúc vì đây là ngày đặc biệt trong năm, khi mặt trời nằm ngang đường xích đạo, nên trong ngày này, độ dài ngày và đêm bằng nhau - là biểu tượng cho sự cân bằng, hài hòa của vũ trụ. Cũng là biểu tượng của sự cân bằng giữa âm và dương, giữa ánh sáng và bóng tối, giữa ước mơ và hiện thực… Do đó, ngày 20/3 - Ngày Quốc tế hạnh phúc cũng truyền tải thông điệp rằng: Cân bằng, hài hòa là một trong những chìa khóa để mang đến hạnh phúc.

Tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 2589/QĐ-TTg ngày 26/12/2013 phê duyệt Đề án “Tổ chức các hoạt động nhân ngày Quốc tế hạnh phúc 20/3 hàng năm”. Điều đó mang ý nghĩa lớn lao nhằm thực hiện mục tiêu phát triển an sinh xã hội, xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, tiến bộ và hạnh phúc; nâng cao nhận thức toàn xã hội về ngày Quốc tế hạnh phúc, từ đó có hành động cụ thể, nhằm xây dựng gia đình, cộng đồng Việt Nam hạnh phúc; kêu gọi sự hợp tác, giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước đối với các hoạt động nhân Ngày Quốc tế hạnh phúc (20/3).

Năm 2014, lần đầu tiên Việt Nam chính thức tổ chức các hoạt động nhân Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3 với chủ đề “Yêu thương và chia sẻ”. Vào ngày này, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã thay mặt Chính phủ gửi thông điệp tới toàn thể nhân dân Việt Nam. Phó Thủ tướng khẳng định, kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nhà nước dân chủ công - nông đầu tiên ở Đông Nam Á, quốc hiệu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, và sau này là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn gắn chặt với tiêu ngữ: “Độc lập-Tự do-Hạnh phúc”. Độc lập là tiền đề của tự do, hạnh phúc của nhân dân. Tự do, hạnh phúc của nhân dân là thước đo giá trị, là mục tiêu của độc lập dân tộc. Hạnh phúc của nhân dân chỉ trọn vẹn khi là công dân được độc lập, có đời sống vật chất ngày càng đầy đủ, có đời sống tinh thần lành mạnh. Nhân dân phải là người chủ thực thụ của đất nước và của quá trình phát triển. Phó Thủ tướng khẳng định: Nhân dân Việt Nam đã không quản hy sinh, gian khổ để gìn giữ nền Độc lập của Dân tộc mình, kiến thiết đất nước và luôn sẵn lòng chia sẻ, góp sức, đề cao trách nhiệm là một thành viên tích cực của cộng đồng quốc tế phấn đấu vì hòa bình, hợp tác, phát triển và thịnh vượng, đem lại hạnh phúc cho nhân loại.

Việc tổ chức Ngày Quốc tế Hạnh phúc của Việt Nam là để cùng cả thế giới biểu thị mong muốn, niềm tin và quyết tâm phấn đấu vì một thế giới hòa bình, không có chiến tranh, không còn đói nghèo; một thế giới phát triển thịnh vượng và bền vững; một thế giới mà tất cả mọi người dù khác màu da, dân tộc, tôn giáo đều được hưởng trọn niềm hạnh phúc.

Thật tự hào, Việt Nam ngày nay đã và đang có được sự hạnh phúc, đó là không còn khói lửa đạn bom, kiểm soát tốt đại dịch Covid-19, người dân luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước. Để có thể gìn giữ niềm hạnh phúc vốn có, mỗi người dân hãy luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, luôn luôn phấn đấu hết mình góp phần đưa đất nước trở thành cường quốc công nghiệp hiện đại trong tương lai.

Sưu tầm

Related

Luận bàn 5711198624043704987

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Facebook

ĐƯỢC QUAN TÂM

Nhận xét

item