Trách nhiệm và ứng phó của người dân với mưa lũ

            Trong những năm gần đây do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trên toàn cầu ngày càng gia tăng, cùng với động đất, hạn hán, nắng nón...

         Trong những năm gần đây do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trên toàn cầu ngày càng gia tăng, cùng với động đất, hạn hán, nắng nóng, rét hại, mưa đá…thì mưa lũ đã gây ra những thiệt hại to lớn về người và tài sản ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế - xã hội tại những nơi xảy ra.

Bắc Kạn, là một tỉnh miền núi địa hình khá phức tạp và đa dạng có nhiều hệ thống sông, suối. Hơn nữa địa hình tỉnh Bắc Kạn phần lớn là đồi cao, núi đá, địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều khu vực vị trí nhà cửa của các hộ dân làm ở chân taluy dương, chân núi đá. Nhiều tuyến quốc lộ, tỉnh lộ vừa được nâng cấp, cải tạo; một số công trình hạ tầng thi công những năm gần đây cũng tác động vào kết cấu địa hình, kết hợp mùa mưa nước tại các sông suối lên rất nhanh dẫn đến xảy ra các đợt lũ, lụt và nguy cơ sạt lở gia tăng.

Một số hình ảnh thiệt hại do mưa lũ xảy ra tại Bắc Kạn trong thời gian gần đây


Do phong tục, tập quán lâu đời để thuận lợi cho việc sản xuất, sinh hoạt trên địa bàn tỉnh có rất nhiều hộ dân cư trú gần ven sông, suối, sườn đồi có nguy cơ sạt, trượt và lũ quét. Đây được xem là một trong những nguyên nhân khiến cho thiệt hại do mưa lũ gây ra trở nên lớn hơn. Trong thời gian tới theo dự báo, cảnh báo của cơ quan chức năng biến đổi khí hậu sẽ xuất hiện nhiều hình thái tiêu cực, Bắc Kạn cũng là một trong những địa phương có thể bị ảnh hưởng do thiên tai gây ra.

Để phòng, chống giảm thiểu tối đa tác hại của thiên tai nói chung, mưa lũ, sạt lở nói riêng gây ra ngoài việc chính quyền và các cơ quan chức năng có các phương án để đối phó, thì mỗi người dân cần chủ động, thường xuyên theo dõi thông tin cảnh báo tình hình mưa lũ tại nơi đang sống để chủ động đối phó; thường xuyên kiểm tra xung quanh nhà để phát hiện, khắc phục nguy cơ sạt lở đất; gia cố nhà cửa, kiểm tra hệ thống thoát nước của các công trình thủy lợi, ao cá tránh nguy cơ bị tràn, vỡ; bảo vệ nguồn nước, dự trữ nước uống, lương thực, thực phẩm; di chuyển các thiết bị và vật dụng có giá trị ra khỏi các khu vực dễ bị ngập lụt; chủ động sơ tán khỏi vùng thấp trũng, vùng có nguy cơ sạt lở, lũ quét; chuẩn bị các công cụ, phương tiện để phục vụ tự cứu nạn; lưu giữ các số điện thoại và địa chỉ liên lạc trong trường hợp khẩn cấp. Trong khi xảy ra mưa lớn, cần theo dõi, cập nhật các thông tin liên quan đến mưa lũ; khi có cảnh báo cần ngay lập tức di tản đến khu vực trú ẩn an toàn có nền đất cao hơn hoặc xa vị trí nguy cơ sạt lở nếu được chính quyền địa phương yêu cầu. Tránh xa các khu vực bị ngập lụt, nguy cơ lũ, sạt lở đất, đá ngay cả khi nước đang rút. Không đi bộ, bơi lội, vớt củi, đánh cá hoặc lái xe qua vùng nước đang chảy xiết, không di chuyển qua các vùng đang sạt lở, có nguy cơ sạt lở; không được chặt phá rừng, đặc biệt là rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, không được đào, san, gạt tại các sườn đồi có nguy cơ sạt lở cao.  

Trong trường hợp xảy ra lũ, lụt, sạt lở, việc trước tiên là nhanh chóng tìm kiếm cứu nạn và bảo vệ tài sản. Các địa phương cần nhanh chóng tổ chức kiểm tra, chỉ đạo, hướng dẫn, huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ hỗ trợ nhân dân khắc phục, di chuyển đến nơi an toàn, ổn định chỗ ở; khơi thông tuyến tràn, đường giao thông đảm bảo thông suốt. Đối với cây trồng bị đổ, gẫy, người dân chủ động chăm sóc để phục hồi; chính quyền địa phương hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả thiên tai theo phương châm "4 tại chỗ" (Chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ), để nhanh chóng ổn định sinh hoạt, sản xuất.

           Mưa lũ ngày càng diễn biến phức tạp, bất thường dễ xảy ra thiên tai, nguy cơ mưa lớn, gây lũ, lụt, sạt lở nhất là ở vùng núi, ven sông suối, có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Do vậy, ngoài sự chủ động triển khai các biện pháp ứng phó của chính quyền địa phương và các ban, ngành, nếu có sự cảnh giác, chủ động ứng phó từ người dân và cộng đồng dân cư sẽ hạn chế được rất nhiều hậu quả do mưa lũ gây ra. Vì vậy, nhiệm vụ đặt ra cho các địa phương là vừa chủ động các biện pháp ứng phó, đồng thời phải đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, phát huy vai trò chủ động của người dân trong công tác phòng, chống mưa lũ nhằm giảm thiểu rủi ro, thiệt hại

Related

Bắc Kạn 6347072979897531326

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Facebook

ĐƯỢC QUAN TÂM

Nhận xét

item