Hiện tượng mạng “sư thầy Thích Minh Tuệ” và chiêu trò lợi dụng xuyên tạc, nói xấu Đảng, Nhà nước Việt Nam của các thế lực thù địch và phần tử xấu.

            Thời gian vừa qua trên các trang mạng xã hội Facebook, tiktok, youtube… nổi lên hiện tượng 01 người đàn ông ăn mặc giống người...


            Thời gian vừa qua trên các trang mạng xã hội Facebook, tiktok, youtube… nổi lên hiện tượng 01 người đàn ông ăn mặc giống người tu hành đi bộ qua các tỉnh thành, được cộng đồng mạng gọi là “sư thầy Thích Minh Tuệ”. Tuy nhiên, qua tìm hiểu người đàn ông đó không phải là người tu hành đúng nghĩa. Điều này đã được Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, khẳng định vào ngày 16/5: "Sư Thích Minh Tuệ" không phải là tu sĩ Phật giáo, không tu tập và không là nhân sự của bất cứ ngôi chùa, cơ sở tự viện nào của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

“Sư thầy Thích Minh Tuệ” là ai?

 “Sư thầy Thích Minh Tuệ” tên thật là Lê Anh Tú, 43 tuổi, quê gốc ở tỉnh Hà Tĩnh, thường trú tại huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai, từng là nhân viên đo đạc địa chính. Người này cũng không tự nhận mình là “thầy”, chỉ nói rằng ông đang “tập học” theo lời dạy của Đức Phật. Hoạt động của ông thực ra là một phương pháp tu tập theo Phật giáo gọi là pháp “hạnh đầu đà”, mặc áo vá đi khất thực, không nhận tiền cúng dường, tối ngủ tạm đâu đó… Ông tự nguyện khổ hạnh về ăn, mặc, ở để được giải thoát theo quan niệm nhà Phật.

          Tuy nhiên, lợi dụng hoạt động này của ông Lê Anh Tú, nhiều Facebooker, Tiktoker… đã thổi phồng trở thành một “hiện tượng mạng” để câu view, câu like, phục vụ cho lợi ích cá nhân của họ dẫn đến việc rất nhiều người dân lầm tưởng ông Lê Anh Tú là sư thầy nên khi ông đi đến địa phương nào cũng thu hút đông đảo phật tử và quần chúng nhân dân hiếu kỳ vây quanh gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự, nhất là tình hình trật tự an toàn giao thông. Bên cạnh đó các thế lực thù địch và các phần tử xấu nhất là tổ chức khủng bố Việt Tân cũng đã không bỏ qua cơ hội này để xuyên tạc, tuyên truyền, kích động chia rẽ đoàn kết giữa các tôn giáo chúng cho rằng nhà nước ta đang thiên vị, ưu tiên tôn giáo này hơn tôn giáo kia, chia rẽ giữa người theo tôn giáo và người không theo tôn giáo, xuyên tạc nói xấu Nhà nước ta là đàn áp tôn giáo khi lực lượng chức năng làm công tác đảm bảo ANTT… để qua đó phủ nhận chủ trương, chính sách tự do tôn giáo của nước ta.

         

Một hiện tượng nhỏ nhưng qua tay Việt Tân trở thành cái cớ để chống phá Đảng, Nhà nước

          Việc các thế lực thù địch và các phần tử xấu lợi dụng những vấn đề nổi liên quan đến những lĩnh vực như tôn giáo, dân tộc, nhân quyền…để xuyên tạc, nói xấu Đảng và Nhà nước ta không còn là điều xa lạ đối với đại đa số người dân Việt Nam, nhưng đâu đó vẫn còn rất nhiều người chưa thực sự có hiểu biết, ý thức cảnh giác chưa cao nên bị bọn chúng lôi kéo dẫn đến những hành động như chia sẻ tin bài, a dua theo các luận điệu của bọn chúng điều này là vi phạm các quy định của Pháp luật Việt Nam.

          Tự do tôn giáo ở Việt Nam là điều không thể phủ nhận

          Trước hết, cần phải nhấn mạnh rằng quyền tự do tôn giáo được ghi nhận rõ ràng trong Hiến pháp Việt Nam. Điều 24 của Hiến pháp năm 2013 khẳng định rằng: "Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật." Điều này cho thấy, từ quan điểm pháp lý, Việt Nam hoàn toàn bảo đảm quyền tự do tôn giáo cho tất cả mọi người.

          Ngoài ra, Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo năm 2016 cũng cụ thể hóa quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Luật này không chỉ quy định về quyền tự do tôn giáo mà còn đưa ra các biện pháp bảo đảm thực thi quyền này, như việc đăng ký hoạt động tôn giáo, xây dựng cơ sở thờ tự và tổ chức các hoạt động tôn giáo.

          Thực tế cho thấy, các hoạt động tôn giáo ở Việt Nam diễn ra phong phú và đa dạng, thể hiện qua hàng loạt lễ hội tôn giáo, các cuộc hành hương, xây dựng và tu sửa các công trình tôn giáo… Các tôn giáo lớn như Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Hòa Hảo, Cao Đài và nhiều tôn giáo khác đều được tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động.

          Hơn nữa, chính quyền địa phương và Trung ương thường xuyên có các cuộc gặp gỡ, đối thoại với các tổ chức tôn giáo để lắng nghe, giải quyết các kiến nghị, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của các tổ chức và tín đồ tôn giáo. Điều này cho thấy sự tôn trọng và cam kết của chính quyền đối với quyền tự do tôn giáo.

          Một số luận điệu xuyên tạc cho rằng chính sách tự do tôn giáo ở Việt Nam bị hạn chế, đàn áp tôn giáo. Tuy nhiên, những luận điệu này thường không có cơ sở thực tiễn và mang tính chất chủ quan.

          Thứ nhất, các cáo buộc về "đàn áp tôn giáo" thường dựa trên những sự kiện đơn lẻ, không phản ánh đúng toàn cảnh. Trong nhiều trường hợp, những xung đột liên quan đến tôn giáo thường bắt nguồn từ việc vi phạm pháp luật như chiếm dụng đất đai, xây dựng trái phép, hay kích động bạo lực, chứ không phải là sự đàn áp tôn giáo.

          Thứ hai, việc yêu cầu đăng ký và quản lý các hoạt động tôn giáo là nhằm bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, chứ không phải là hành động hạn chế quyền tự do tôn giáo. Các quy định này tương tự như các biện pháp quản lý hoạt động tôn giáo ở nhiều quốc gia khác trên thế giới.

          Chính sách tự do tôn giáo ở Việt Nam đã và đang được thực hiện một cách nghiêm túc và hiệu quả, nhằm bảo đảm quyền lợi cho mọi công dân. Những luận điệu xuyên tạc về việc hạn chế hay đàn áp tôn giáo ở Việt Nam thường thiếu cơ sở thực tiễn và mang tính chất chủ quan. Việc nhận diện và phản bác các luận điệu này không chỉ nhằm bảo vệ chính sách đúng đắn của nhà nước mà còn góp phần xây dựng niềm tin, đoàn kết trong cộng đồng các tôn giáo, cùng hướng tới một xã hội công bằng, văn minh và tiến bộ.

Related

Trong nước 6270955819808212333

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Facebook

ĐƯỢC QUAN TÂM

Nhận xét

item