Cảnh giác trước những luận điệu xuyên tạc Luật Căn cước.
Mới đây, tại Kỳ họp lần thứ sáu Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Căn cước sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024. Việc ban hành Luật ...
Mới đây, tại Kỳ họp lần thứ sáu Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật
Căn cước sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024. Việc ban hành Luật Căn cước nhằm thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng Chính phủ điện tử, giải quyết thủ
tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến, tạo bước đột phá về chuyển
đổi số trên tất cả các lĩnh vực, đồng thời khắc phục những hạn chế, vướng mắc,
bất cập của Luật Căn cước công dân hiện hành. Tuy nhiên các thế lực thù địch,
phản động, các phần tử chống đối, các tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí với Việt
Nam đã và đang lợi dụng, xuyên tạc gây nhiễu loạn thông tin, khiến một số người
chưa hiểu rõ có những phản ứng không tốt về vấn đề này.
Điển hình hiện
nay là luận điệu của các thế lực thù địch, đang rêu rao rằng: Việt Nam đang quay lại
thời làm căn cước như ngụy quyền Sài Gòn (trước ngày 30/4/1975); hay đây là màn
“Quay xe”, “Cài số lùi”.
Thực tế, hiện
nay đang có rất nhiều loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp cũng không gắn
từ “Công dân” vào phía sau như hộ chiếu, bảo hiểm…Do đó, việc chỉnh lý thuật ngữ
này cũng là chuyện bình thường, hợp lý, không phải như suy diễn của các phần tử
phản động, chống đối. Sự chỉnh lý này còn nhằm phù hợp với xu thế hội nhập sâu
rộng của nước ta với thế giới, bởi một số quốc gia trên thế giới cũng có cách gọi
tên ngắn gọn là “căn cước” mà không cần thêm từ “công dân”; cùng với đó sự điều
chỉnh này còn tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho nước ta trong việc quản lý
dân cư, mở rộng đối tượng cho các trường hợp “Công dân gốc Việt Nam sinh sống tại
Việt Nam nhưng không có quốc tịch”.
Bên cạnh đó các thế lực thù địch cũng xuyên tạc rằng “Gắn chíp thẻ căn
cước công dân chỉ có một vài quốc gia “kém dân chủ” mới sử dụng”; “Thẻ CCCD bị
gắn chíp, người dân bị theo dõi, định vị”; “Sử dụng thẻ cước công dân gắn chíp
là vi phạm đời tư cá nhân”. Từ đó chỉ trích Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền
nhằm gây mất ổn định về tình hình an ninh chính trị. Tuy nhiên, khẳng định rằng
đây là luận điệu vô căn cứ. Theo quy định
hiện nay thì “Chíp điện tử lưu trữ thông tin cơ bản của công dân được gắn ở mặt
sau thẻ căn cước công dân” (điểm d, khoản 3, Điều 3 Thông tư số 06/2021/TT-BCA
ngày 23/01/2021 của Bộ Công an) và Chíp điện tử gắn vào thẻ căn cước không theo
dõi được công dân vì không có chức năng định vị; thông tin lưu trữ trên chíp cần
phải có công cụ chuyên dụng để đọc và mã hóa. Tất cả các thông tin được lưu trữ
đều được bảo mật, bảo đảm an ninh, an toàn do Ban Cơ yếu Chính phủ thực hiện.
Không chỉ vậy,
các thế lực thù địch cũng cố tình lan truyền thông tin rằng “Luật Căn cước mới
có hiệu lực thì người dân phải làm lại căn cước”; “tốn kém tiền bạc, thời gian,
công sức”.
Đây là thông
tin hoàn toàn bịa đặt, đánh vào tâm lý ngại thay đổi của người dân để tạo nên
dư luận trái chiều, chống đối việc triển khai chiến dịch cấp thẻ căn cước. Điều 46 Luật
Căn cước đã quy định rõ căn cước công dân đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu
lực thi hành vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được ghi trong thẻ; chỉ
khi nào căn cước công dân hết giá trị sử dụng hay người dân có nhu cầu hoặc bị
mất, hỏng thì được đổi sang thẻ căn cước theo luật mới.
Tóm lại, việc
thay đổi mẫu thẻ căn cước (sau khi Luật có hiệu lực thi hành) không tác động đến
những người đã được cấp thẻ CCCD hiện nay; những thẻ CCCD đã được cấp sẽ vẫn có
giá trị đến hết thời hạn sử dụng được ghi trong thẻ. Người dân không phải làm lại
căn cước sau khi Luật có hiệu lực thi hành.
Hơn nữa việc sửa
đổi luật căn cước còn xuất phát và đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra. Thẻ căn cước
được thiết kế tuân thủ theo tiêu chuẩn chung của tổ chức hàng không dân dụng quốc
tế. Thẻ có tính bảo mật cao, tích hợp được nhiều thông tin của công dân hơn so
với căn cước công dân mã vạch trước đây, nên khi người dân đi làm các thủ tục
hành chính hoặc các giao dịch khác, chỉ cần mang thẻ căn cước công dân hoặc thẻ
căn cước có gắn chíp.
Việc ban hành Luật Căn cước là một bước đột phá trong việc đổi mới
quản lý dân cư, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, tăng cường ứng dụng
khoa học - công nghệ, nâng cao hiệu quả, giá trị sử dụng của Cơ sở dữ liệu quốc
gia về dân cư, thẻ căn cước công dân vào công tác quản lý Nhà nước. Tên gọi Luật
Căn cước cũng thể hiện rõ tính khoa học, bao quát được phạm vi điều chỉnh, đối
tượng và phù hợp với xu hướng quản lý xã hội số. Vì vậy, Nhân dân cần nêu cao tinh thần cảnh
giác, phòng ngừa với các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, chống đối;
tin tưởng rằng chủ trương cấp căn cước gắn chíp điện tử là đúng đắn và tự
giác phối hợp, giúp cho cơ quan chức năng hoàn thành việc cấp căn cước gắn chíp
điện tử để góp phần tạo bước đột phá quan trọng trong quá trình chuyển đổi số ở
nước ta.