Tỉnh táo trước những luận điệu “tát nước theo mưa” của các thế lực thù địch
Những ngày vừa qua, tình hình mưa lũ hết sức nguy cấp tại miền Trung do cơn bão Noru đổ bộ – được đánh giá là cơn bão mạnh nhất trong v...
Những ngày vừa qua, tình hình mưa lũ hết sức nguy cấp tại miền Trung do cơn bão
Noru đổ bộ – được đánh giá là cơn bão mạnh nhất trong vòng 20 năm trở lại đây
đang trở thành mối quan tâm lớn nhất của người dân cả nước. Năm nào cũng vậy, cứ
đến mùa mưa bão, “khúc ruột” miền Trung lại là nơi được nhắc đến nhiều nhất khi
phải hứng chịu những thiệt hại do thiên tai gây ra. Thế nhưng trong lúc Đảng, Nhà nước, người dân đang nỗ lực,
đồng lòng để ứng phó, giải
quyết hậu quả do cơn bão mang tên Noru đổ bộ vào Việt Nam thì các thế lực thù địch, phần tử phản động, cơ hội
chính trị lại đang ra sức lợi dụng tình hình mưa lũ để xuyên tạc, hạ thấp, phủ
nhận những kết quả trong công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn của
các cấp chính quyền… Đây một trong những âm mưu, thủ đoạn nguy hiểm mà chúng đã
và đang tiến hành từ những năm về trước. Vì vậy, đấu tranh phòng chống, ngăn ngừa
những biểu hiện đó là hết sức cần thiết và cấp bách hiện nay.
Với những thông
tin mập mờ, kiểu “gắp lửa bỏ tay người” nhằm quy kết, đổ lỗi cho công tác phòng
chống thiên tai của Nhà nước. Mục đích của các đối tượng nhằm hướng lái dư luận
hiểu sai lệch, cho rằng Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương không quan tâm
đến đời sống dân sinh, bỏ mặc người dân trong tình cảnh khốn khó, cần sự che chở,
giúp đỡ nhất. Trên một số cơ quan truyền thông nước ngoài thiếu thiện chí với
Việt Nam như BBC, RFA, VOA…, với chiêu trò bình luận đa chiều, các đối tượng ra
sức xuyên tạc về công tác phòng chống thiên tai của Việt Nam. Trên không gian
mạng, các đối tượng phản động, cơ hội chính trị lại tung ra vô số thông tin bịa
đặt làm xấu đi hình ảnh của các lực lượng công an, quân đội trong mắt quần
chúng nhân dân. Nhiều câu chuyện xoay quanh cơn bão được
thêu dệt ly kỳ, xuyên tạc như “bão lụt tại miền Trung Việt Nam, người dân chưa
thấy dấu ấn các lãnh đạo”, thậm chí lợi dụng câu chuyện từ thiện từ năm trước
để đăng bài với những từ ngữ “không có nghệ sĩ thì ai giúp dân?”, “giờ thì chả
có nghệ sĩ nào dám kêu gọi từ thiện”,… hay trang facebook Lương Ngọc Huỳnh còn đăng
tải những thông tin cho rằng “dự báo quốc gia nên điều chỉnh cấp bão cho chính
xác tránh làm cho nhân dân hoang mang…”, “dự báo khống thiên tai để gây lãng
phí tiền của nhà nước là có tội với nhân dân”… Các luận điệu được chúng đưa đẩy
đều có chung một mục đích là đổ lỗi cho chính quyền trong việc chậm dự báo tình
hình và thiếu trách nhiệm trong việc ứng cứu nhân dân...
Có thể nói, những
thông tin bịa đặt, không đúng sự thật liên quan đến thiên tai ở miền Trung
không những ảnh hưởng đến tâm lý cộng đồng, đặc biệt là trong thời điểm lũ lụt
gây hậu quả nặng nề mà còn tạo nguy cơ bất ổn xã hội, rối loạn chính trị. Vì
vậy, hơn lúc nào hết, mỗi cán bộ, đảng viên phải có lập trường, quan điểm vững
vàng, đề cao tinh thần cảnh giác, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng,
sự quản lý của Nhà nước. Trách nhiệm chính trị của cán bộ, đảng viên là không
những không tin, không nghe, mà còn chủ động phản bác lại những luận điệu tuyên
truyền, xuyên tạc, vu khống, xấu độc đó. Cùng với đó, các cơ quan chức năng cần
có các biện pháp ngăn chặn kịp thời, kiểm soát chặt chẽ và có chế tài pháp luật
xử lý nghiêm minh đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ
thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống về công tác phòng
chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn của Đảng và Nhà nước ta./.