Nhận diện và đấu tranh với các hoạt hoạt động chống phá Cuộc bầu cử Quốc hội khóa XV và bầu cử Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026

Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 là sự kiện có ý nghĩa quan trọng với toàn đảng, toàn dân...


Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 là sự kiện có ý nghĩa quan trọng với toàn đảng, toàn dân tộc để lựa chọn các đại biểu có đức, có tài xứng đáng làm đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, xứng đáng làm lãnh đạo HĐND các cấp trong nhiệm kỳ 05 năm sắp tới.


 Song song với việc toàn Đảng, chính quyền các cấp từ trung ương đến cơ sở đang gấp rút, tích cực chuẩn bị cho cuộc bầu cử thì các thế lực thù địch, phản động trong và ngoài nước đã và đang tìm mọi cách chống phá, xuyên tạc nhằm mục đích phá hoại cuộc bầu cử. Bằng việc xuyên tạc thông tin, đưa ra những bình luận, nhận xét, đánh giá thiêu trung thực, phiến diện, một chiều, quy chụp, các đối tượng xấu đang hướng lái dư luận theo hướng tiêu cực, kích động tư tưởng hoài nghi về công tác bầu cử, gieo rắc nhận thức sai lầm liên quan đến hoạt động bầu cử. Trong đó, bọn chúng thường tập trung chống phá trên các phương diện:

Thứ nhất, bọn chúng xuyên tạc, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng nói chung, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác bầu cử nói riêng: Các thế lực phản động thường đưa ra những lý lẽ, luận điệu lừa bịp, đưa ra các bài viết xuyên tạc, phỏng vẫn những kẻ phản động, lưu vong để đưa ra các luận điệu sai lệch và thâm hiểm như: “Bầu cử chỉ là “màn kịch dân chủ" do Đảng đạo diễn, chỉ là hội nghị Đảng Cộng sản mở rộng", “Đảng Cộng sản đang độc diễn trong bầu cử", “Không thể có cuộc bầu cử dân chủ khi Đảng Cộng sản lãnh đạo cuộc bầu cử"... Căn cứ những nhận định phiến diện trên, các đối tượng xâu quy kết cho rằng cuộc bầu cử do Đảng Cộng sản lãnh đạo là không chính danh, không đúng quy định của pháp luật, ngăn cản quyền bầu cử của công dân. Từ đây, các đối tượng đưa ra yêu sách đòi Đảng Cộng sản không được tham gia vào công tác bầu cử, không được thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo công tác bầu cử; phải "tự rút lui" và từ bỏ quyền lãnh đạo Nhà nước và xã hội, chấp nhận đa nguyên, đa đảng, chấp nhận sự cạnh tranh với những đảng phái khác để thúc đẩy dân chủ... Đây là những thủ đoạn, luận điệu hết sức nguy hiểm. Thực tế đã chứng minh vai trò lãnh đạo tuyệt đồi của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng là tổ chức chính trị, là lực lượng duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thách thức, đi đến mọi thắng lợi cuối cùng. Trong cuộc bầu cử sắp tới, vai trò lãnh đạo của Đảng là tối quan trọng, là cần thiết để củng cố, đoàn kết thống nhất sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nhằm tận dụng mọi thời cơ, thuận lợi, vượt qua khó khăn, thách thức, tiếp tục đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.

Thứ hai: Các đối tượng phản động dùng chiêu trò “Tự ứng cử”, hô hào các hội nhóm dân chủ trên mạng xã hội ký tên nhằm gây rối, phá hoại cuộc bầu cử: Chiêu trò “Tự ứng cử” không mới trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021, chúng ta cũng đã được chứng kiến một “làn sóng” tự ứng cử của các “nhà dân chủ” và một số văn nghệ sĩ biến chất. Khi không đủ điều kiện và bị loại qua các vòng hiệp thương, các đôi tượng này lên mạng xã hội rêu rao những luận điệu hết sức sai trái như: chỉ có những người “theo phe" Đảng Cộng sản mới có cơ hội ứng cử đại biểu Quốc hội; phải để các ứng cử viên tự do tranh cử, dựa trên chữ ký của cử tri mà không cần phải trải qua hiệp thương; Đảng Cộng sản cố tình “cản trở" người ngoài Đảng tự ứng cử vào đại biểu Quốc hội... Mục đích của việc tự ứng cử đại biểu Quốc hội là việc các đối tượng đánh bóng tên tuổi của bản thân trong giới “dân chủ". Ngoài ra, những thông tin được các đối tượng xấu đưa ra đã trở thành cái cớ cho các thế lực thù địch bên ngoài xuyên tạc, biển tướng, vu không, công kích công tác bầu cử của Việt Nam. Pháp luật nước ta quy định công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, HĐND các cấp. Quyền bầu cử và ứng cử là của công dân, là quyền được hiến định. Không ai có quyền cản trở việc công dân thực hiện những quyền này.


Quốc hội chính là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước. HĐND là cơ lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, quyết định các vấn đề của địa phương do luật định, giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của HĐND. Vì vậy, những người tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND phải đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định. Trong đó, các tiêu chuẩn cơ bản đối với ứng viên là: Trung thành với Tổ quốc, nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác; có trình độ văn hóa, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội; liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, được nhân dân tín nhiệm... Việc là đối tượng phản động, chống phá dùng chiêu bài “Tự ứng cử" chính là nhằm mục đích phá hoại cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp.

Thứ ba: Các đối tượng chống phá ra sức xuyên tạc công tác tổ chức bầu cử, tung ra các kiến nghị vô căn cứ: Trên nhiều trang mạng xã hội do các cá nhân, tổ chức phản động, chống đối, cơ hội chính trị điều hành đang lan truyền những bài viết "xếp ghế" cho nhân sự trong Quốc hội. Các đối tượng rêu rao những luận điệu vô cùng độc hại, tiêu cực, cho rằng bầu cử Quốc hội chỉ là hình thức, quyền lực trong Quốc hội đã được các “phe nhóm" của Đảng “an bài", "thỏa hiệp", “phân chia". Những luận điệu này đã tiếp cận đến không ít người dùng mạng xã hội. Ngoài ra, trước vân đề về số lượng, cơ cấu đại biểu Quốc hội, đặc biệt là về số lượng đại biểu là người ngoài Đảng, các đối tượng cơ hội chính trị cũng tích cực chọc ngoáy, xuyên tạc, biến tướng bản chất vấn đề. Nhìn lại lịch sử, có thể thấy chiêu trò “đòi ghế" trong Quốc hội không phải là điều mới. Ngay trong lần tổng tuyển cử đầu tiên khi đất nước mới giành được độc lập, trong bối cảnh trong nước và quốc tế có những diễn biến vô cùng phức tạp, sau khi không phá hoại được Tổng tuyển cử, Việt Nam Quốc dân đảng và Việt Nam Cách mạng đồng minh hội (Việt quốc, Việt cách) đã đòi 70 ghế trong Quốc hội. Cũng cần cảnh giác rằng, hiện nay, các thế lực phản động, chống đối cũng tìm mọi thủ đoạn để phá hoại bầu cử, không loại trừ việc cài cắm các “mầm mống dân chủ" vào Quốc hội nhằm biến nghị trường trở thành diễn đàn để cách đối tượng thực hiện hoạt động chống phá, hình thành lực lượng đối lập trong Quốc hội - cơ quan quyển lực Nhà nước cao nhất, thúc đẩy “tự diễn biến", "tự chuyển trong nội bộ và hiện thực hóa chiến lược “diễn biến hòa bình", làm nước ta tự suy yêu từ bên trong. Do vậy, để cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 thành công thì toàn Đảng, toàn dân cần nâng cao cảnh giác, có lập trường tư tưởng vững vàng, kiên quyết không nghe, không tin, không làm theo các luận điệu xuyên tạc của các thế lực phản động, chống phá Đảng, Nhà nước, chống phá chính quyền. Lực lượng Công an từ Bộ đến cơ sở đã và đang xây dựng, triển khai các phương án để bảo vệ, bảo đảm tuyệt đối an toàn cho cuộc bầu cử. Mọi hành vi vi phạm với mục đích phá hoại, cản trở cuộc bầu cử sẽ được điều tra, xử lý nghiêm minh".

Related

Luận bàn 5913818493963479371

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Facebook

ĐƯỢC QUAN TÂM

Nhận xét

item