BẦU CỬ Ở VIỆT NAM PHÙ HỢP VỚI BỐI CẢNH CỦA LỊCH SỬ VÀ XU THẾ TIẾN BỘ CỦA NHÂN LOẠI
Ngày 23/5/2021 tới đây, cử tri cả nước sẽ đi bầu cử để chọn người đủ đức, đủ tài vào Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấ...
Ngày 23/5/2021 tới đây, cử tri cả
nước sẽ đi bầu cử để chọn người đủ đức, đủ tài vào Quốc hội khóa XV và Hội đồng
nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Đây là sự kiện chính trị quan trọng
của đất nước, diễn ra sau thành công của Đại hội XIII của Đảng nhằm góp phần
xây dựng, củng cố và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân
dân, do nhân dân, vì nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tuy
nhiên gần như đã thành “thói quen”, càng gần đến ngày “Tổng tuyển cử” thì các
thế lực thù địch, bọn phản động liên tục đăng tải nhiều nội dung, bài viết thể
hiện cái nhìn phiến diện, sai lệch về công tác bầu cử ĐBQH và HĐND các cấp ở
Việt Nam như: “Đảng Cộng sản lãnh đạo bầu cử là mất dân chủ”; “Bầu cử Quốc hội
ở Việt Nam là hình thức”; “Cần xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng đối với cuộc bầu
cử”...
Vậy,
chúng ta có thể nhìn nhận luận điệu “xuyên tạc” trên từ hai góc nhìn như sau:
- Về quy
trình tổ chức cuộc bầu cử ĐBQH
và HĐND các cấp ở Việt Nam được thể hiện rõ trong các văn bản quy phạm pháp
luật:
+ Theo Điều 69, Chương V, Hiến pháp 2013 nêu rõ: “Quốc hội là cơ quan đại
biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập
pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với
hoạt động của Nhà nước”.
+ Theo Khoản 1, Điều 115, Chương
IX, Hiến pháp 2013 cũng quy định: “Đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện
cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương; liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu
sự giám sát của cử tri, thực hiện chế độ tiếp xúc, báo cáo với cử tri về hoạt động
của mình và của Hội đồng nhân dân, trả lời những yêu cầu, kiến nghị của cử tri;
xem xét, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo...”.
+ Theo Nghị quyết số 1185/NQ -UBTVQH của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự
kiến số lượng, cơ cấu, thành phần ĐBQH khóa XV, số đại biểu là người ngoài Đảng
từ 25-50 đại biểu, tương đương từ 5 - 10%. Ngoài ra, còn có các cơ cấu kết hợp
khác như cơ cấu nữ, cơ cấu tuổi trẻ, cơ cấu cán bộ nghiên cứu khoa học, trí thức...
Nếu tính trên tổng số 500 đại biểu được bầu thì có khoảng từ 25 đến 50 đại biểu;
nếu đủ tối đa 10% là 50 đại biểu.
Do đó, cách làm
nhân sự của nước ta là một cách làm phù hợp với điều kiện, đặc điểm, tình hình
của đất nước. Cách tiến hành này đảm bảo nguyên tắc lãnh đạo của Đảng đối với
công tác cán bộ và đồng thời phát huy dân chủ, khách quan, nguyện vọng của mọi
tầng lớp nhân dân, qua cơ chế đại diện của đại biểu Quốc hội, đại diện cho cử
tri, nhân dân ở cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của Quốc hội.
- Về sự hình thành và phát triển
của bầu cử ở Việt Nam
Bầu cử ở Việt
Nam là phù hợp với điều kiện, đặc điểm, tình hình của đất nước, với yêu cầu thực
hiện nhiệm vụ cách mạng của đất nước, khi mà đất nước ta trải qua biết bao cuộc
chiến tranh để bảo vệ Tổ quốc, việc khắc phục hậu quả chiến tranh chia cắt đất
nước còn lâu dài. Do đó, bầu cử ở Việt Nam cần phải đảm bảo sự đơn giản, dễ hiểu
và hài hoà đoàn kết giữa
các dân tộc, người yếu thế trong xã hội như: Phụ nữ, người dân tộc thiểu số… để
được bầu vào cơ quan lập pháp. Việc loại bỏ các nhóm này ra khỏi quyền lực nhà
nước là nguyên nhân gây ra chia rẽ xã hội, gây xung đột. Điển hình như bầu cử ở
Mỹ bị chỉ trích vì thiếu sự “công bằng” và thiếu
tính chính đáng vì nó tạo ra các “lãnh địa” riêng đại diện cho các
tầng lớp chính trị thượng lưu nơi mà phe đảng được hình thành dựa trên sự cố kết
về dòng họ, sắc tộc, tôn giáo… rất dễ xảy ra xung đột. Một minh chứng cụ thể,
trong cuộc tranh đua vào “Nhà Trắng”
xảy ra ngày 06/01/2021 tại thủ đô Washington, DC,
Mỹ khi một nhóm người ủng hộ Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump - Đại diện cho Đảng Cộng hòa nỗ lực lật ngược cuộc bầu cử tổng thống, xâm chiếm Điện Capitol Hoa Kỳ và làm gián đoạn hội nghị liên tịch
Quốc hội được họp lại để đếm phiếu đại cử tri và chính thức tuyên bố chiến thắng của ông Joe Biden - Đại diện cho Đảng Dân chủ (Hiện nay là Tổng thống
thứ 46 của Hoa Kỳ). Đến đây, chúng ta nhìn lại hệ thống bầu cử của Việt Nam
đã và đang chứng minh rằng sự “ưu việt”, “tiến bộ”, tạo nên khối đại đoàn kết
dân tộc góp phần ổn định, thúc đẩy nền kinh tế đất nước đạt nhiều thành tựu to
lớn.
Vậy, bầu cử ở
Việt Nam phù hợp với bối cảnh của lịch sử và xu thế tiến bộ của nhân loại, nó
phản ánh giá trị văn hóa, hệ tư tưởng chính trị lấy giá trị của con người làm mục
tiêu, động lực để phấn đấu. Tất cả vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh”.