Bầu cử - cảnh giác trước những chiêu thức chống phá “bình cũ rượu mới”
Ngày 30/04 cách đây 46 năm là một ngày đặc biệt trong lịch sử dân tộc Việt Nam, đó là ngày quân đội và nhân dân ta giải phòng hoàn toàn Mi...
Ngày 30/04 cách đây 46 năm là một ngày đặc biệt trong lịch sử dân tộc Việt Nam, đó là ngày quân đội và nhân dân ta giải phòng hoàn toàn Miền Nam, thống nhất đất nước. Để rồi ngày 25/4/1976, hơn 23 triệu cử tri Việt Nam, với tư thế của người làm chủ, đã nô nức làm nghĩa vụ công dân của mình, bầu những đại biểu xứng đáng vào cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước. Từ đây, đất nước ta bước sang một trang sử mới, hoàn toàn độc lập, tự do như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”. Qua 35 năm đổi mới, đất nước Việt Nam đang dần bước lên sánh vai với các cường quốc năm châu, từng bước thay đổi, phát triển. Những ngày này, dạo lướt trên các phương tiện thông tin đại chúng, tivi, báo đài, mạng xã hội,.. Không khí của ngày 30/4 lịch sử vang vọng khắp các mặt báo, cùng với đó, ngay vào ngày 23/5/2021 tới đây sẽ là ngày bầu cử toàn quốc để bầu đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kì 2021-2026. Đây là một sự kiện mang ý nghĩa chính trị quan trọng của đất nước, góp phần tích cực vào việc xây dựng, củng cố và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Cũng chính vì vậy, ngày này được gọi là “Ngày hội toàn dân”.
Hoạt động bầu cử
là một miếng đất màu mỡ cho các thế lực thù địch, các tổ chức, cá nhân thiếu
thiện chí với Việt Nam đưa ra những quan điểm, những luận điệu sai trái chủ yếu
trên mạng xã hội nhằm mục đích công kích, chống phá nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, phá hoại hoạt động bầu cử. Các đối tượng trên mạng xã hội đưa
ra những dự báo không có căn cứ về công tác nhân sự của Đảng, cố tình đưa tin
làm sai lệch mục đích tốt đẹp của cuộc bầu cử như là một cuộc chiến tranh giành
lợi ích giữa các phe cánh, rằng có sự phân biệt vùng miền trong chính hoạt động
bầu cử. Họ tuyên truyền về các giá trị tốt đẹp của phương tây trong hoạt động bầu
cử, về cái gọi là “Tam quyền phân lập”, rằng phải như vậy thì mới là dân chủ,
không văn minh như phương tây, và hoạt động bầu cử của Việt Nam như hiện nay chỉ
là “cho có”.
Công tác nhân sự
của Đảng luôn là một vấn đề nóng, thu hút sự quan tâm của dư luận. Chính xác
thì không một ai biết trước ai sẽ được bầu hay không được bầu, ai sẽ giữ chức vụ
gì, tất cả chỉ có thể xác định rõ ràng qua các là phiếu của cử tri. Hoạt động bầu
cử là biểu hiện cao nhất của nền dân chủ khi chính người dân cầm trên tay lá
phiếu để lựa chọn, bầu ra những đại biểu tiêu biểu, xứng đáng đại diện cho ý
chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân trong Quốc hội và Hội đồng nhân
dân các cấp nhiệm kỳ mới. Thực tế, ta có thể dự đoán ai sẽ là người xứng đáng
có thể được bầu thông qua kết hoạt động cũng như những đóng góp của một người cho
đất nước, xã hội. Qua đó, chính chúng ta sẽ điền tên họ vào lá phiếu của mình.
Tuy nhiên, tất cả chỉ có thể dừng lại ở mức dự đoán, cần nhấn mạnh là không một
ai biết trước được kết quả, vì hoạt động bầu cử ở đất nước ta được diễn ra minh
bạch, công khai. Tỉ lệ cử tri đi bầu cử qua các năm cũng rất cao là minh chứng
rõ ràng nhất cho tính minh bạch, công khai của hoạt động bầu cử. Không như các
nước phương tây mà tiêu biểu là Mỹ, một quốc gia được các thế lực thù địch tung
hô là một trong những nơi “dân chủ nhất” cũng có những bê bối trong các cuộc bầu
cử. Năm 2020 vừa rồi là năm diễn ra cuộc bầu cử tổng thống tại Mỹ. Thời điểm
đó, chúng ta cũng đã thấy những gì diễn ra ngay trong lòng của nước Mỹ. Người bị
tố gian lận bầu cử, dùng tiền để mua phiếu, người bị tố kích động biểu tình, bạo
loạn khắp nước Mỹ sau khi cuộc bầu cử diễn ra. Và ngay cả tỉ lệ cử tri đi bầu cử
tại Mỹ cũng ở một con số khiêm tốn hơn so với trên 98% vào năm 2016 tại Việt Nam.
Tại Hội nghị cán
bộ toàn quốc tổng kết công tác tổ chức Đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ
2020-2025, trong bài phát biểu của mình, Tổng bí thư, chủ tịch nước Nguyễn Phú
Trọng đã có một bài phát biểu nhấn mạnh vào việc chấp hành nghiêm chỉnh các nội
quy, quy chế làm việc của Đại hội, kiên quyết chống các biểu hiện cơ hội; vận động
cá nhân, phe cánh, lợi ích nhóm... trong công tác nhân sự. Có thể nói trong những
năm gần đây, vấn đề lợi ích nhóm, phe cánh đã cơ bản được khắc phục. Tình trạng
chạy chức, chạy quyền, cục bộ, địa phương, lợi ích nhóm đã giảm hẳn do thành công
trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, và nổi bật là công tác phòng chống
tham nhũng. Các yêu cầu về tiêu chuẩn, cơ cấu, số lượng, chất lượng cơ bản được
bảo đảm. Tỉ lệ cấp uỷ viên là nữ, người dân tộc thiểu số nhìn chung cao hơn nhiều
so với các nhiệm kỳ trước. Cũng vì vậy, việc nói rằng phân biệt vùng miền hay
giữ lợi ích nhóm trong hoạt động bầu cử là không chính xác.
Mỗi công dân từ
đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp.
Ngày hội của toàn dân sắp đến, lựa chọn đúng những con người tài đức vẹn toàn,
có thể sẵn sàng đứng ra gồng gánh công việc chung một cách tốt nhất là mong mỏi
chung của toàn nhân dân. Vì vậy, mọi người đều nên tìm hiểu thông tin cũng về
những người tham gia ứng cử, lựa chọn ra những “hiền tài” có tâm, có tầm để phục
vụ đời sống của nhân dân cũng như đặt mục tiêu chăm lo hạnh phúc của nhân dân
là trên hết. Bên cạnh đó, ta cũng phải lựa chọn thông tin để tìm hiểu một cách
có chọn lọc, tránh việc bị tiêm nhiễm những luồng tư tưởng sai trái, đặc biệt
là các phương thức, thủ đoạn nhằm hạ thấp vai trò, uy tín của Đảng ngay trong
hoạt động bầu cử, xuyên tạc, bịa đặt thông tin về người tự ứng cử, về người
ngoài Đảng ra ứng cử. Qua đó, trực tiếp góp phần xây dựng một đất nước Việt Nam
tươi đẹp, giàu mạnh, vươn tầm thế giới trong một tương lai gần.