VIỆT NAM CÓ THỰC SỰ THÙ HẰN HAY LÀ ĐANG THẬT SỰ NHÂN ÁI VÀ BAO DUNG?

  Ngày 30/4/1975 là một ngày đánh dấu một sự kiện lớn trong lịch sử Việt Nam, ngày giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước. Đã ...

 


Ngày 30/4/1975 là một ngày đánh dấu một sự kiện lớn trong lịch sử Việt Nam, ngày giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước. Đã 46 năm trôi qua, vào hồi 11 giờ trưa, ngày 30 tháng 4 năm 1975, mũi thọc sâu của Quân đoàn 2 với chiếc xe tăng mang số hiệu 390 húc đổ cổng chính và tiến thẳng vào Dinh Độc Lập, chính thức kết thúc chế độ Mỹ và tay sai ở miền Nam Việt Nam và đánh dấu giờ phút lịch sử vinh quang của Đảng Cộng sản Việt Nam hoàn thành sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước.

Để có được thành công đó là cả một câu chuyện lịch sử dài với những mất mát và đầy đau thương. Vậy mà người Việt Nam chúng ta đã bao dung và tha thứ như thế nào? Họ đã tha thứ cho những kẻ xâm lược, những kẻ bán nước, những kẻ phản bội dân tộc như thế nào! Đã gác lại phía sau để hướng về tương lai như thế nào? Chúng ta có thể thấy được qua lăng kính thực tại. Hiện nay, một Việt Nam đang trong thời kỳ hoà bình, độc lập, tự chủ và đang trên đà phát triển mạnh mẽ trong khi cả thế giới đang phải gồng mình chống lại đại dịch Covid-19. Việt Nam sẵn sàng đón nhận những người con xa xứ trở về quê hương mặc dù người nhập cảnh là nguyên nhân duy nhất cho nguồn lây nhiễm Covid-19.



Nhiều kẻ đã có suy nghĩ tại sao đất nước này lại nhắc đi nhắc lại những câu chuyện lịch sử chiến tranh? Việc nhắc lại lịch sử chiến tranh Việt Nam không phải để khơi gợi lại sự thù hằn đối với bọn Đế quốc. Mà Việt Nam đang nhắc nhở thế hệ con cháu đừng bao giờ quên, phủ nhận những công lao mà thế hệ đi trước đã phải đánh đổi bằng xương máu để có được sự hoà bình ngày hôm nay.

Nhiều kẻ nói ở đất Mỹ lịch sử là lịch sử, dù chiến tranh đẫm máu và tàn khốc bao nhiêu thì người Mỹ đã bỏ nó vào một quyển sách rồi cất vào thư viện. Người Mỹ không nhắc lại với thù hận nữa. Và người Mỹ không thù hằn người Việt Nam với quan điểm “Hãy hướng về tương lai”. Nhưng phải phân biệt rạch ròi rằng người Việt Nam không hề thù hằn người Mỹ, người Việt chỉ không bao giờ chấp nhận sự xâm lược của bộ phận đế quốc đã từng xâm lược đất nước nhỏ bé hình chữ S này.

Để nói về tội ác của chiến tranh dưới tay đế quốc, thực dân hay bọn lính đánh thuê, bao nhiêu người còn nhớ những sự thật dưới đây:

Có ai đã từng thấy hình ảnh người mẹ tự tay chôn đứa con của mình vì bị trúng bom chưa? Đã bao giờ phải đi lắp xác người sao cho đúng vị trí và giới tính chưa? Hình ảnh đó thực sự là của những người dân vô tội Việt Nam thời chiến. Có ai đã bao giờ đau xót, nức nở ám ảnh đứt ruột hy sinh đứa con nhỏ 3 tháng bịt hơi đến nghẹt thở để bé đỡ khóc cho bọn lính biệt kích Mỹ không phát hiện ra nơi chốn để cứu cả làng chưa? Có ai đã từng chứng kiến cảnh cả gia đình gục chết ngay tại mâm cơm khi bị lính Hàn Quốc điên cuồng xả súng.

Nhiều làng quê ở Nam Bộ có ngày “Giỗ Đại Hàn” cả làng bị quân Hàn Quốc thảm sát, trẻ sơ sinh cắt đầu quăng vào bụi, thân em bé bị chúng xé làm hai mảnh… Phụ nữ có thai thì đánh cho trụy thai , không có thai thì bị hiếp rồi đâm chết, vô cùng dã man, tàn bạo, man rợ, chưa từng có trong lịch sử loài người mày thấy chưa?



Tên gọi Mãnh Hổ - Rồng xanh đã gây ra trên 43 vụ thảm sát đẫm máu, là những cái tên đến giờ nhiều người còn ám ảnh trong giấc ngủ với các vụ thảm sát trong đó có ít nhất 13 vụ giết trên 100 người. Từ Bình An, huyện Tây Sơn, ngày 12-1965, 28-2-1966 và 8-4-1966, lính Hàn đã tàn sát 1028 người ở xóm (An Khánh và xóm Giữa) chúng giết một lúc 352 người; ở Gò Dài 380 người,trong đó phần lớn cụ già, phụ nữ và trẻ em.

Có ai từng chứng kiến con gái mình bị đám lính Mỹ đè hiếp rồi ném xác vào đống rác ở đô thành Sài Gòn chưa? Hay việc đốt nhà bắt trâu bò, lùa người ra tập bắn cho tân binh mới chưa?



Có ai thấy cảnh lính Mỹ năm 1968 tại Mỹ Lai đã tàn sát 504 người và 22 người bị bắn vào đầu trong đó đáng kể có 182 phụ nữ đang mang thai và 173 trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 13 tuổi, 60 người già, 89 trung niên nhân chứng duy nhất may mắn sống sót là bà Phạm Thị Trinh lúc đó 10 tuổi đến nay vẫn còn sống kể lại với các phóng viên báo chí quốc tế.

Có ai biết từ 1955 - 1960 chính sách Tố cộng diệt cộng của Ngô Đình Diệm với 24.000 bị thương, 80.000 bị chặt đầu xử b.ắn, 275.000 bị cầm tù, 500.000 bị đưa đi các trại tập trung chỉ vì phản đối cái chế độ tay sai Mỹ là ngụy Việt Nam Cộng hoà.

Hay tại nhà tù Phú Lợi - Hỏa Lò - Phú Quốc với hàng ngàn người bị tra tấn từ mổ bụng, moi gan, cùm kẹp sau đó bị giết chết.

Hay thảm sát Khu trù mật Vị Thanh - Hỏa Lựu 1959 (Hậu Giang) với hơn 1 nghìn người dân thường.

Có người phụ nữ kể lại, khi bà mới 10 tuổi phải chứng kiến người mẹ của mình bị trúng đạn pháo của quân Mỹ trong cơn mưa rừng lạnh giá, không thể chôn cất mẹ mình và lấy tạm áo mưa đắp lên thi thể mẹ rồi dò dẫm tìm đường về nhà... Bao nhiêu người lính sinh viên miền Bắc gác lại ước mơ giảng đường đại học để lên đường vào nam chiến đấu. Chúng ta nghĩ gì về ước muốn của họ được 1 lần ăn cơm mẹ nấu, được quét nhà cho mẹ, được thả diều, 1 lần trên triền đê,... được yêu đương rồi chết cũng cam lòng... hay những trẻ em được cắp sách đến trường thay vì ngôi nhà thì các em phải sơ tán dưới hầm?

Có ai đã nhìn thấy cảnh Thảm sát Ba Chúc của Khơ me đỏ những cái đầu được móc trên những hàng rào, với những cái chết kinh khủng nhất trong lịch sử nhân loại chưa?

Hay cảnh hàng trăm người bị vùi xuống giếng khi quân Trung Quốc tràn qua biên giới Việt Nam chưa?

Có gia đình có người cha theo lính đánh thuê ngụy để lấy tiền tiêu, còn cậu con trai vì hòa bình tự do thống nhất đất nước vì lý tưởng đi theo quân giải phóng. Hai bố con về thăm nhà cùng 1 ngày 2 người cầm súng chĩa vào nhau. Người vợ, người mẹ van xin 2 người vì chút tình cha con đừng giết nhau, hai tư tưởng đối lập, rồi người cha tử trận ở Tây Nguyên, người con cũng thành liệt sĩ và đều là nạn nhân của đế quốc tay sai gây nên.

Những người dân Việt Nam ruột thịt đã không ngừng khóc khi nghe tin đồng bào miền Nam bị đám lính Mỹ dồn ấp chiến lược, tra hỏi bắt bớ quân dân miền Nam thảm sát mấy trăm mạng người trong cùng 1 ngày. Gia đình nào từng có "giấy báo tử" hiện thân của quá khứ đau thương? Có cả gia đình hy sinh hết, có gia đình chín mười người con hy sinh. Ròng rã bao nhiêu năm trời hết người này đi đến lớp người khác ra đi theo tiếng gọi con tim cho Tổ quốc, với hơn 1 triệu giấy báo tử gửi về cho mẹ - những người mẹ Việt Nam anh hùng.

Ngày nay di chứng chất độc da cam còn quằn quại với nỗi đau người ở lại, những quả bom với danh nghĩa "quà dân chủ" vẫn còn tìm thấy trên khắp cả nước.

Nhiều kẻ vong ân bội nghĩa, những kẻ bán nước, lũ cướp nước đã cố tình không biết, cả dân tộc Việt Nam đã chiến đấu để đánh đuổi quân xâm lược, mong được tự do, hòa bình không còn chiến tranh, thống nhất đất nước. Người Việt không nuôi lòng hận thù với ai, nhưng đã là người Việt thì sẽ không bao giờ quên những gì mà đám lính đánh thuê và chủ nghĩa đế quốc đã gây ra cho dân tộc trên dải đất chữ S nhỏ bé này.

Giờ đây Việt Nam luôn mở rộng vòng tay và làm bạn với các nước trên tinh thần tôn trọng thể chế chính trị, độc lập tự do hợp tác cùng phát triển. Đó là Việt Nam đã quá nhân ái và bao dung. Người Việt nhắc về lịch sử đã phải đánh đổi bằng xương máu thì chẳng có gì là sai cả? Đó là sự thật lịch sử, thế hệ sau có quyền biết về điều đó.

Ngày nay, bước vào thời kỳ hoà bình, người Việt không muốn tương lai thế hệ mai sau lớn lên trong cảnh chiến tranh, chia ly, mất mát, vì vậy họ luôn ghi nhớ lịch sử. Đừng mang cái bình phong "tự do nhân quyền" tới Việt Nam thêm lần nào nữa. Bởi quyền sống, quyền con người, quyền tự do mà Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam vẫn đang thực hiện rất tốt. Có thể thấy, dịch Covid-19 đang cướp đi hàng triệu tính mạng trên thế giới hàng ngày, nhưng tại Việt Nam, người dân vẫn đang sinh hoạt trong môi trường hoà bình, ổn định với những chủ trương, đường lối hết sức đúng đắn của Đảng Cộng sản. Đó chính là nền dân chủ, nhân quyền mà Việt Nam đang có. Việt Nam không đòi hỏi thế lực nào phải bồi thường cho những nỗi đau không gì có thể bù đắp, đó chính là sự nhân ái, bao dung. Vì vậy, mỗi người dân Việt Nam chúng ta phải luôn ghi nhớ lịch sử, để những gì thế hệ đi trước đã hy sinh sẽ mang ý nghĩa đến muôn đời./.

Related

Luận bàn 7799635865627952416

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Facebook

ĐƯỢC QUAN TÂM

Nhận xét

item