HIỂU ĐỂ TRÁNH VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ “PHÁO"
Ngày 11/01/2021, Nghị định số 137/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo chính thức có hiệu lực, theo Khoản 1 Điề...
Ngày 11/01/2021, Nghị định số 137/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo chính thức có hiệu lực, theo Khoản 1 Điều 17, Nghị định này cho phép cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong các hoạt động văn hóa, nghệ thuật. Nhiều người dân sau khi nghe được thông tin này đã đổ xô nhau đi tìm mua "pháo"; tuy nhiên loại pháo mà Nhà nước cho phép đốt thi nhiều người lại chưa nắm được.
- Pháo nổ là pháo mà dưới tác động của của yếu tố ngoại lực gây ra tiếng nổ.
- Pháo hoa là pháo mà dưới tác động của của yếu tố ngoại lực tạo ra các hiệu ứng âm thanh, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.
- Pháo hoa nổ là pháo mà dưới tác động của của yếu tố ngoại lực gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian.
Hiện tại chỉ có Công ty TNHH MTV Hóa chất 21 (Nhà máy Z121) thuộc Tổng cục Công nghiệp Bộ Quốc phòng là đơn vị duy nhất được Chính phủ, Bộ Quốc phòng giao sản xuất, cung ứng pháo hoa.
Dịp Tết Nguyên đán gần đến, người
dân cần phân biệt rõ giữa pháo hoa, pháo hoa nổ để tránh vi phạm pháp luật. Nhà
nước nghiêm cấm mọi hành vi nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu,
nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc chiếm đoạt pháo nổ, trừ trường hợp
tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Chính phủ giao sản xuất, cung ứng
pháo hoa. Mọi hành vi vi phạm tùy theo tính chất, mức độ có thể bị xử phạt hành
chính cho tới truy cứu trách nhiệm hình sự.