Làm rõ những luận điệu xuyên tạc của tổ chức phản động Việt tân về việc chính quyền xã trao tặng cờ Tổ quốc cho Nhân dân ở Đắk Nông
Cũng giống như công dân ở các quốc gia khác trên thế giới , N hân dân ta luô n xem lá cờ Tổ quốc là một biểu tượng thiêng liê...
Cũng giống như công dân ở các quốc gia khác trên thế giới, Nhân dân ta luôn xem lá cờ Tổ quốc là một biểu tượng thiêng liêng, là niềm tự hào, kiêu hãnh của quốc gia. Những năm gần đây, chương trình trao tặng cờ Tổ quốc cũng đang diễn ra trên mọi miền đất nước, nhận được sự hưởng ứng, đồng tình của các cấp, các ngành và toàn thể Nhân dân. Chương trình mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, khơi dậy tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc, góp phần động viên tinh thần Nhân dân, cán bộ, chiến sĩ đặc biệt ở vùng biên giới hải đảo vững tâm, đoàn kết bảo vệ chủ quyền của đất nước. Tuy nhiên hoạt động này lại là cái cớ mà các thế lực thù địch, phản động xuyên tạc, bóp méo, bôi nhọ chính quyền. Mới đây, ngày 04/5/2024 trên Fanpage Việt tân có bài viết “Đắk Nông: Chính quyền xã trao tặng 1.000 cờ cho người dân để …treo”. Bài viết đã có nhiều lượt like, chia sẻ, bình luận. Dưới bài viết các đối tượng phản động có những bình luận sai lệch, mạng tính kích động dư luận cho rằng đây là món quà không thiết thực, giá trị vật chất thấp, chính quyền dùng việc này để thu lợi… lợi dụng để bày tỏ các quan điểm chống phá Đảng, Nhà nước…
Luận điệu xuyên tạc của tổ chức khủng bố Việt Tân
Để nhận thức đầy đủ, chính xác về ý nghĩa của hoạt động trao tặng cờ Tổ quốc này, trước tiên, phải nói
đến sự ra đời và ý nghĩa của lá cờ Tổ quốc của chúng ta.
Lá cờ đỏ sao
vàng xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ chống thực dân Pháp năm 1940. Năm 1941, thành lập Mặt
trận Việt Minh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn lá cờ đỏ sao vàng làm cờ của Mặt Trận. Từ đó lá cờ ấy
dẫn dắt dân tộc ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Ngày 02/9/1945, lần
đầu tiên lá cờ đỏ sao vàng đã được kéo lên tại cột cờ Hà Nội. Trong cuộc
họp Quốc hội khóa I, ngày 02/3/1946 đã thông qua quy định cụ thể về quốc kỳ, Chủ tịch
Hồ Chí Minh nói: "Lá
cờ đỏ sao vàng đã thấm máu đồng bào ta trong Nam Kỳ khởi nghĩa 1940. Chính lá cờ
này đã cùng phái đoàn Chính phủ đi từ châu Á sang châu Âu, từ
châu Âu về châu Á; cờ đã có mặt trên khắp đất nước Việt Nam. Vậy thì trừ 25 triệu đồng
bào, còn không ai có quyền thay đổi quốc kỳ và quốc ca". Sau ngày 30/4/1975, miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đến năm 1976,
Quốc hội nước Việt Nam thống nhất họp tại Thủ đô Hà Nội, đã thông qua nhiều
Nghị quyết quan trọng, trong đó công nhận lá cờ đỏ sao vàng là Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam. Quốc kỳ của Việt Nam còn được ghi nhận thông qua các bản Hiến pháp cảu nước ta. Lá cờ đỏ sao
vàng năm cánh với nền đỏ tượng trưng cho nhiệt huyết, tinh thần
chiến đấu anh dũng trong sự nghiệp giải phóng bảo vệ Tổ quốc của dân tộc ta, màu vàng tượng trưng cho màu sáng, màu đất, màu da của dân tộc Việt, năm cánh tượng trưng cho khối đại đoàn kết sỹ,
nông, công, thương, binh được người Việt Nam trân trọng và bảo
vệ không đơn thuần là bảo vệ Quốc kỳ của đất nước mà còn là bảo vệ lịch sử cách
mạng vẻ vang của dân tộc, trân quý và biết ơn máu xương của biết bao anh hùng
đã ngã xuống để có một Tổ quốc Việt Nam liền một dải độc lập, tự, do, chủ quyền
hôm nay, gìn giữ và phát huy tinh thần đại đoàn kết của toàn dân tộc. Do đó, như một truyền thống quý báu, cứ đến dịp
lễ tết, hay sự kiện chính trị trọng đại là tất cả cơ quan, trường học,
bệnh viện đến từng đường làng, ngõ xóm, nhà riêng… đều treo cờ Tổ quốc ở những
vị trí trang trọng nhất. Các cơ
quan, đơn vị đều tổ chức lễ chào cờ vào ngày đầu của mỗi tháng, cùng hát vang
bài hát Quốc ca, như cùng nhau nhắc nhở về tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự
hào dân tộc, về trách nhiệm của bản thân trước gia đình, trước công việc và trước
xã hội…
Chương trình trao tặng cờ Tổ quốc
được Báo Người Lao Động khởi xướng từ tháng 6/2019 với tên gọi chương trình “Một triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển” nay đổi tên là chương trình “Tự hào cờ
Tổ quốc” với 3 hợp phần là “Triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển”, “Cờ Tổ quốc biên cương” và “Đường cờ Tổ quốc”. Đến tháng 9/2022,
chương trình đã vượt mốc 1 triệu lá cờ được trao tặng, Báo Người Lao Động được giao đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Danh dự chương trình
“Tự hào cờ Tổ quốc”. Trao tặng
cờ Tổ quốc không phải trao món quà vật chất mà là trao đi, tiếp nối và nhân lên
truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tinh thần đoàn kết, thống nhất,
chung sức, đồng lòng bảo vệ vững chắc chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, xây dựng
đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa
phồn vinh, hạnh phúc. Món quà này không
có giá trị vật chất nào có thể so sánh được. Đồng
thời, trong chương
trình “Tự hào cờ Tổ quốc”, các cấp chính quyền, các cơ quan, ban, ngành, các tổ
chức, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm đã tổ chức xây cột cờ, phối hợp tổ chức các
lễ thượng cờ, chào cờ, tổ chức tuyên truyền pháp luật, khám chữa bệnh, cấp phát
thuốc miễn phí, trao tặng nhiều phần quà có ý nghĩa thiết thực cho các hộ gia
đình khó khăn, các xuất học bổng cho học sinh nghèo trên mọi miền đất nước, đặc
biệt vùng biên giới, hải đảo, thể hiện tinh thần "yêu nước, thương nòi", “lá lành
đùm lá rách” của dân tộc ta, góp phần cùng cả hệ thống chính trị thực hiện an
sinh xã hội.