Nhận diện tổ chức phản động núp bóng dân chủ, nhân quyền!!!

  Tổ chức BPSOS (Boat people SOS - Ủy ban cứu người vượt biển) do Phan Lạc Tiếp (SN 1933), nguyên là sỹ quan Hải quân Việt Nam cộng hòa và...

 

Tổ chức BPSOS (Boat people SOS - Ủy ban cứu người vượt biển) do Phan Lạc Tiếp (SN 1933), nguyên là sỹ quan Hải quân Việt Nam cộng hòa và Nguyễn Hữu Xương, nguyên giáo sư Đại học San Diego, thành lập năm 1980, có trụ sở tại Sandiego, California (Mỹ). Đến năm 1990, đã chuyển giao cho Nguyễn Đình Thắng (SN 1958) giữ vai trò Chủ tịch điều hành BPSOS. Sau khi tiếp nhận, đối tượng Thắng đã hướng lái hoạt động của tổ chức trở thành một tổ chức phản động lưu vong chống phá quyết liệt ở cả trong và ngoài nước, xâm phạm trực tiếp đến an ninh quốc gia Việt Nam.



Quá trình hoạt động của BPSOS cho thấy chúng chủ trương móc nối, tạo dựng cơ sở và tổ chức huấn luyện cho số đối tượng chống đối trong nước, nhằm thúc đẩy xã hội dân sự, hình thành các hội, nhóm tôn giáo đối lập tại Việt Nam. Ở nước ngoài chúng tuyển lựa những phần tử có tư tưởng chống đối, bất mãn chế độ và dùng số này như những nhân chứng sống để tiếp cận giới chức phương Tây, gửi những bản báo cáo, thỉnh nguyện thư, vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền, đàn áp tự do tôn giáo.



BPSOS thường xuyên tổ chức nhiều diễn đàn trực tuyến trên các nền tảng mạng xã hội để xuyên tạc tình hình nhân quyền Việt Nam, vu cáo Việt Nam đàn áp tự do tôn giáo; thu thập tài liệu, thông tin để vận động các nước, cơ chế nhân quyền quốc tế can thiệp, gây sức ép với Việt Nam; khích lệ, hậu thuẫn một số đối tượng chống đối trong nước, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc...

Về tình hình tín ngưỡng, tôn giáo hiện nay: Việt Nam là một nước đa tôn giáo, đa số tín đồ chức sắc tôn giáo là nhân dân lao động yêu nước, có tinh thần dân tộc, đoàn kết, tương trợ nhau. Chính sách nhất quán, xuyên suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Với các chủ trương, chính sách, pháp luật đúng đắn về tín ngưỡng, tôn giáo, Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc trong việc đảm bảo tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Tính đến đầu năm 2022, Việt Nam có hơn 26,5 triệu tín đồ tôn giáo (chiếm 27% dân số cả nước). Có hơn 6.200 chức sắc, chức việc, nhà tu hành và tín đồ các tôn giáo trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Đặc biệt, với những thành tựu đạt được trong bảo đảm quyền con người những năm qua, Việt Nam đã được các nước ASEAN tín nhiệm lựa chọn là đại diện duy nhất ứng cử thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc trong nhiệm kỳ 2023-2025.

Thực tiễn bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam là minh chứng rõ ràng, bác bỏ mọi nhận xét thiếu khách quan, những luận điệu xuyên tạc, vu cáo. Việc nhận diện bản chất "núp bóng" nhân quyền, dân chủ để đi ngược lại lợi ích của đất nước của tổ chức BPSOS là cần thiết, đồng bào tôn giáo cũng như toàn thể nhân dân thêm tin tưởng vào đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, cảnh giác trước sự kích động, lôi kéo, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc .

Related

Quốc tế 8756138724552823454

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Facebook

ĐƯỢC QUAN TÂM

Nhận xét

item