Vấn đề giáo dục Việt Nam và âm mưu lợi dụng để xuyên tạc, thổi phồng sự thật của các thế lực thù địch
Chiều 2/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo, chủ trì phiên họp của Ủy ban về định hướng, g...
Chiều 2/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo, chủ trì phiên họp của Ủy ban về định hướng, giải pháp thực hiện đổi mới giáo dục và đào tạo theo Kết luận số 91-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Trong
bối cảnh của nền kinh tế mở cửa tại Việt Nam, quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng
về giáo dục đang diễn ra ở quy mô toàn cầu đã tạo cơ hội thuận lợi để ngành này
tiếp cận với các xu thế mới, tri thức mới, những mô hình giáo dục hiện đại,
tranh thủ các nguồn lực bên ngoài, tạo thời cơ để phát triển. Đảng và Nhà nước
luôn dành sự quan tâm lớn cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo, đặc biệt là các
chính sách đầu tư, đảm bảo tỷ lệ chi cho giáo dục từ 20% trở lên trong tổng ngân
sách nhà nước. Năm 2020, con số dự toán chi cho giáo dục đào tạo và dạy nghề là
258,7 nghìn tỷ đồng (trong đó 30,2 nghìn tỷ lấy từ nguồn ngân sách Trung ương
và 228,5 nghìn tỷ từ nguồn ngân sách địa phương). Đặc biệt, đối với các vùng đặc biệt
khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và các đối
tượng chính sách… Nhiều cơ chế, chính sách đã được ban hành và triển khai thực
hiện nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của con em đồng bào các dân tộc và bảo đảm sự
công bằng xã hội trong giáo dục.
Có thể khẳng định rằng,
nhờ có một nền giáo dục phát triển mà đất nước ta đổi mới thành công và đang từng
bước khẳng định vị thế trong quá trình hội nhập với thế giới. Tuy nhiên thời
gian tới, để khắc phục những hạn chế, thiếu sót còn tồn tại, ngành giáo dục nước
ta cần nâng cao chú trọng về chất lượng giảng dạy, công tác tuyển sinh, thu phí
người học; hoàn thành quy hoạch mạng lưới, cơ cấu ngành nghề đào tạo, giáo dục
đại học, dạy nghề. Khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, cơ sở vật chất, thiết
bị đối với giáo dục phổ thông; nhìn nhận thẳng thắn những điểm yếu còn hạn chế
không để những phần tử phản động có cơ hội lợi dụng, lên án hay quy chụp cho cả
hệ thống giáo dục.
Bên cạnh đó, mỗi người
dân Việt Nam cần thật sự tỉnh táo khi tiếp nhận thông tin trên mạng xã hội,
không để những thông tin xấu, độc lợi, thừa nước đục thả câu để thực hiện âm
mưu chống phá Việt Nam.