Nhận diện và phản bác một số luận điệu sai trái, thù địch về công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam hiện nay.

          Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hiện nay được Đảng ta xác định là nhiệm vụ thường xuyên, vừa cấp bách, vừa lâu dài, khó...

         Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hiện nay được Đảng ta xác định là nhiệm vụ thường xuyên, vừa cấp bách, vừa lâu dài, khó khăn, phức tạp, đòi hỏi sự vào cuộc của toàn Đảng, toàn dân, “kiên quyết, kiên trì” bền bỉ đấu tranh; với tinh thần “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai" tất cả vì sự nghiệp chung của Đảng, vì sự nghiêm minh trong kỷ luật của Đảng, thượng tôn pháp luật của Nhà nước, vì sự trong sạch, vững mạnh và uy tín của Đảng, Nhà nước; ý chí và nguyện vọng của nhân dân.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực


Thời gian qua, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị lợi dụng kết quả phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng ta để tung ra các luận điệu xuyên tạc, hướng lái dư luận xã hội. Chúng rêu rao rằng, “đấu tranh, phòng, chống tham nhũng, xử lý cán bộ, đảng viên là “thanh trừng phe phái”, “đấu đá nội bộ, phe cánh”, “tranh giành quyền lực; xử lý kỷ luật cán bộ, đảng viên sai phạm chỉ là “trò đánh trống, khua chiêng nhằm che mắt thế gian”, là chính “ta đánh ta”; đặc biệt chúng lợi dụng việc gần đây các cơ quan chức năng phát hiện, đấu tranh, xử lý nhiều vụ án tham nhũng, tiêu cực liên quan đến nhiều lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương; Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Quốc hội miễn nhiệm chức vụ một số lãnh đạo cao cấp của Trung ương để xuyên tạc rằng đây là “Một cuộc “thanh trừng” trong Đảng ở Việt Nam”...

Để truyền bá những luận điệu xuyên tạc đó, chúng tận dụng triệt để internet, mạng xã hội để tuyên truyền, phát tán những Clip, bài viết tập trung vào những vụ việc vi phạm kỷ luật của một số cán bộ, đảng viên, bình luận về nguyên nhân dẫn đến thoái hóa, biến chất, nguyên nhân dẫn đến sai phạm, nguyên nhân "thanh trừng" trong nội bộ; từ đó hướng lái tư tưởng, gieo rắc các quan điểm sai trái, xuyên tạc, bóp méo, thổi phồng các vụ việc trên; gây hoài nghi trong dư luận nhân dân; nhằm phủ nhận những nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân ta và kết quả của công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Trước những luận điều đó, chúng ta cần nhận thức rõ bản chất của tham nhũng, tiêu cực là một hiện tượng xã hội đã xuất hiện rất sớm trong lịch sử loài người từ khi xã hội phân chia giai cấp, nó tồn tại ở mọi chế độ chính trị với tính chất, mức độ khác nhau, gắn liền với nhà nước và quyền lực; nó là sản phẩm của tất cả các thể chế chính trị từ khi có nhà nước, không phải của riêng chế độ xã hội chủ nghĩa, không phải chỉ riêng ở Việt Nam.

Sự quyết liệt của Đảng, Nhà nước ta đối với công tác phòng, chống tham nhũng

Nhận thức được tác hại của vấn nạn tham nhũng, ngay từ những ngày đầu mới giành được chính quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu là kẻ thù của Nhân dân, và của Chính phủ, là “giặc ở trong lòng”, là “giặc nội xâm”.Hội nghị giữa nhiệm kỳ khoá VII (năm 1994), Đảng ta xác định tham nhũng và tệ quan liêu là một trong bốn nguy cơ, thách thức lớn, cản trở công cuộc đổi mới đất nước; Đại hội XIII của Đảng đánh giá: “Tham nhũng, lãng phí trên một số lĩnh vực, địa bàn vẫn còn nghiêm trọng, phức tạp với những biểu hiện ngày càng tinh vi, gây bức xúc trong xã hội. Tham nhũng vẫn là một trong những nguy cơ đe dọa của Đảng và chế độ ta”…

Căn cứ Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Bộ Chính trị đã ban hành Quyết định số 162-QĐ/TW, ngày 1/2/2013, thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị, do Tổng Bí thư làm Trưởng Ban chỉ đạo, và đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ rộng rãi của toàn xã hội, tạo ra tâm lý phấn khởi, khí thế mới trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.

Kết quả nổi bật trong công tác phòng chống tham nhũng

Trong thời gian qua, công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán được tiến hành mạnh mẽ, đồng bộ; kỷ luật nghiêm minh, khuyến khích từ chức, kịp thời miễn nhiệm, thay thế cán bộ bị xử lý kỷ luật. Đặc biệt trong năm 2023, cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật 606 tổ chức đảng, 24.162 đảng viên; trong đó thi hành kỷ luật 459 đảng viên do tham nhũng, 8.863 đảng viên do suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm những điều đảng viên không được làm. Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật 19 cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Tính từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII đến nay đã thi hành kỷ luật 105 cán bộ diện Trung ương quản lý, trong đó 22 Ủy viên, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng.

Công tác điều tra, truy tố, xét xử được chỉ đạo tiến hành mạnh mẽ, quyết liệt; nhiều vụ án tham nhũng, tiêu cực đặc biệt lớn, nghiêm trọng, phức tạp được khởi tố, điều tra, xử lý bài bản, thận trọng, nghiêm khắc. Trong năm 2023, các cơ quan tiến hành tố tụng trên cả nước đã khởi tố 4.523 vụ, 9.373 bị can về các tội tham nhũng, kinh tế, chức vụ; trong đó án tham nhũng khởi tố mới 899 vụ/2.446 bị can. Riêng các vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo đã khởi tố mới 13 vụ án, 54 bị can, khởi tố bổ sung 252 bị can trong 26 vụ án... Nhất là đã khởi tố mới, mở rộng điều tra nhiều vụ án tham nhũng, tiêu cực đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp cả trong và ngoài khu vực nhà nước, điển hình như: Vụ án xảy ra tại tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB; các vụ án trong lĩnh vực đăng kiểm; vụ án xảy ra tại Công ty AIC và các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan...

Kiên định, kiên trì phòng, chống tham nhũng

Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở nước ta, trực tiếp do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo đã đạt được những kết quả tích cực, để lại ấn tượng tốt đẹp, được cán bộ, đảng viên và Nhân dân đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao.

Với tinh thần chỉ đạo kiên quyết của Trung ương, sự vào cuộc của các cấp, ngành, từ đầu nhiệm kỳ Ðại hội Ðảng lần thứ XIII đến nay, nhiều vụ án tham nhũng nghiêm trọng đã được đưa ra xét xử nhanh chóng, không để tình trạng án đọng kéo dài, gây bức xúc trong xã hội.

Tuy nhiên, điều cần nhất lúc này là sự tự giác, thống nhất cao về ý chí và hành động. Ðảng, Nhà nước và Nhân dân đồng lòng, hiệp sức để chiến đấu, dập tắt các hành vi tham nhũng; đồng thời đập tan những luồng dư luận trái chiều của các phần tử xấu.

Mục tiêu lớn nhất của Ðảng ta là xây dựng Ðảng ngày càng trong sạch, vững mạnh; tất cả vì công bằng xã hội, hạnh phúc của Nhân dân. Ðể các thế lực phản động không thể bóp méo sự thật về cuộc chiến chống tham nhũng, đòi hỏi toàn Ðảng, toàn dân ta cùng nhau đoàn kết, chung sức, đồng lòng phản bác lại các quan điểm, luận điệu sai trái, thù địch. Dù là khó khăn, nhiều thử thách, nhưng với quyết tâm cao, sự đồng lòng nhất trí của toàn Ðảng, toàn dân, thì chắc chắn cuộc chiến này sẽ thành công.

Thời gian tới, mọi người dân cần chủ động tiếp cận thông tin từ những kênh chính thống; không để dao động, mơ hồ trước những luận điệu xuyên tạc về vấn đề phòng, chống tham nhũng.

Ðối với bản thân mỗi người, cần giữ vững lập trường tư tưởng, kiên định ủng hộ chủ trương, đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, bác bỏ mọi âm mưu đả kích, xuyên tạc của kẻ thù. Có như vậy, mới góp phần củng cố niềm tin của Nhân dân, cùng đồng tâm hiệp lực đưa nước ta tiến bước đi lên con đường chủ nghĩa xã hội./.

Related

Luận bàn 3877710371474181006

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Facebook

ĐƯỢC QUAN TÂM

Nhận xét

item