Cảnh giác với hành vi thu thập, mua bán thông tin cá nhân

  Những năm gần đây, những cuộc gọi, tin nhắn từ người lạ về việc mời gọi mua bảo hiểm, giới thiệu việc làm, hay thậm chí là lừa đảo vay tiề...

 


Những năm gần đây, những cuộc gọi, tin nhắn từ người lạ về việc mời gọi mua bảo hiểm, giới thiệu việc làm, hay thậm chí là lừa đảo vay tiền, tống tiền xuất hiện ngày càng nhiều. Tuy nhiên, làm cách nào để các đối tượng có được những thông tin cá nhân như tên, tuổi, số điện thoại, công việc, địa chỉ nhà và có thể là số căn cước công dân, tài khoản ngân hàng… Đó là việc thông tin cá nhân của chúng ta bị thu thập, bị bán cho các đối tượng, tổ chức khác.

Hoạt động thu thập, mua bán trái phép thông tin của người dân diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương. Đây là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ phát sinh tội phạm, nhất là tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền, nguy cơ mất an toàn an ninh mạng, ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh, trật tự.

Cùng với sự phát triển internet, mạng xã hội facebook, zalo, nhiều người đăng tải, chia sẻ hình ảnh, thông tin như số điện thoại, căn cước công dân, chứng minh nhân dân, hộ chiếu, sổ hộ khẩu hay thực hiện nhập thông tin cá nhân khi đăng ký sử dụng các dịch vụ trên mạng xã hội (mua hàng online, xin việc, vay tiền…) và vô tình bị lộ lọt thông tin cá nhânvà đối tượng có thể sử dụng vào các mục đích xấu.

Lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân, đối tượng thường lừa lọc, gợi nhiều lý do để xin các thông tin, ảnh chụp căn cước công dân, chân dung người dân, thuê, mua tài khoản ngân hàng…và họ có thể trả một số tiền nhất định cho việc cung cấp thông tin, hình ảnh này. Hầu hết những người trực tiếp bán thông tin không biết hậu quả khi bán những thông tin này, nhưng có nhiều trường hợp dù hiểu rõ mục đích xấu của các đối tượng nhưng vì hám lợi mà có thể tiếp tay cho các hành vi phạm tội.

Sau khi có được thông tin cá nhân bằng các thủ đoạn trên, họ sẽ bán cho các đối tượng, tổ chức khác để sử dụng vào các hành vi vi phạm pháp luật, như đăng ký vay nợ, làm giả giấy tờ, thành lập công ty, mua bán hóa đơn, làm gải chứng từ, giả danh Công an, Tòa án, Viện kiểm sát… lợi dụng sự cả tin, sợ hãi của người dân gọi điện làm phiền, đe dọa nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Hiện nay, lực lượng chức năng đã triển khai nhiều biện pháp nghiệp vụ nhằm phòng ngừa, phát hiện và đấu tranh xử lý nghiêm đối với các hành vi thu thập, mua bán trái phép thông tin cá nhân. Tuy nhiên tình trạng này vẫn diễn ra rất phổ biến,đặt ra nhiều khó khăn, thách thức trong công tác bảo đảm an ninh quốc gia, phòng chống tội phạm, nhất trên không gian mạng. Để phòng ngừa các đối tượng thu thập, trao đổi, mua bán thông tin cá nhân trái phép, đòi hỏi sự cảnh giác của mỗi cá nhân, bình tĩnh xử lý khi có vấn đề xảy ra liên quan đến các thông tin cá nhân của mình.

Bản thân mỗi người cần phải tự nâng cao ý thức, kiến thức để bảo vệ dữ liệu cá nhân của mình, nhất là khi tham gia trên môi trường không gian mạng, nhất là nền tảng mạng xã hội, không tùy tiện đưa thông tin, hình ảnh cá nhân lên mạng; cảnh giác khi truy cập, chia sẻ các đường link, thông tin chưa kiểm chứng, chưa đảm bảo tính an toàn. Tuyệt đối không cho người lạ mượn, chụp, thuê, mua căn cước công dân, chứng minh nhân dân hoặc tài khoản ngân hàng. Khi phát hiện thông tin cá nhân của mình bị sử dụng vào các mục đích xấu, bị các đối tượng lừa đảo, đánh cắp thông tin, cần liên hệ ngay với cơ quan Công an nơi gần nhất để được hỗ trợ.

Trường hợp bị mất căn cước công dân, người dân cần trình báo ngay cho cơ quan chức năng để làm lại giấy tờ. Đây là căn cứ để chứng minh chủ sở hữu của căn cước công dân, chứng minh nhân dân không có liên quan đến các giao dịch dân sự trong thời gian bị mất căn cước công dân, chứng minh nhân dân; đồng thời phòng ngừa trường hợp số căn cước của công dân bị lợi dụng thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.

Related

Trong nước 6503822241538952220

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Facebook

ĐƯỢC QUAN TÂM

Nhận xét

item